Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2021 về đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 144/KH-UBND
Ngày ban hành 20/07/2021
Ngày có hiệu lực 20/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lâm Minh Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030;

Đ góp phần cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính nhà nước và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của tỉnh giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối vi sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG

1. Mc tiêu

a) Mục tiêu chung

Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) (sau đây gọi tắt là đo lường sự hài lòng) nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng khung đo lường sự hài lòng để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh;

- Hằng năm, tiến hành đo lường và công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối vi sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính) quy mô toàn tỉnh;

- Trên cơ sở kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính, các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế; cải thiện chất lượng phục vụ; từng bước nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.

2. Yêu cầu

a) Phương pháp đo lường sự hài lòng phải bảo đảm tính khoa học, thống nhất, khả thi, dễ áp dụng, phù hp với điều kiện nguồn lực của các sở, ban, ngành, địa phương.

b) Các yếu tố, tiêu chí, tiêu chí thành phần phải được xác định vi số lượng, nội dung đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính; phù hợp với các quy định liên quan và thực tiễn cung ứng dịch vụ hành chính công hiện nay; bắt kịp với xu thế khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành trên cả nước.

c) Bộ câu hỏi điều tra xã hội học phải phù hp với hệ thống tiêu chí, tiêu chí thành phn; dễ hiểu, dễ trả lời; phù hp với trình độ dân trí đa dạng của đối tượng điều tra xã hội học.

d) Kết quả đo lường sự hài lòng phải đảm bảo tính tin cậy, chính xác đại diện; giúp các cơ quan hành chính nhà nước các cấp xác định được các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và cải thiện chất lượng phục vụ, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức.

đ) Kết quả đo lường sự hài lòng phải được công bố kịp thời, rộng rãi.

3. Đối tượng, phạm vi

a) Đối tượng

Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp có cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức.

b) Phạm vi

Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh.

II. TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG

Các yếu tố đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm 05 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan nhà nước; thủ tục hành chính; công chức giải quyết công việc; kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công và tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị với 22 tiêu chí, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức trong trường hp giao dịch trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh/Bộ phận tiếp nhận và trả kết cấp huyện và cấp xã (đã hoàn thành và nhận kết quả).

1. Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước

a) Nơi ngồi chờ tại cơ quan giải quyết th tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có đủ chỗ ngồi.

b) Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đy đủ.

[...]