Quyết định 881/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 881/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/05/2021
Ngày có hiệu lực 12/05/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 881/-UBND

Sơn La, ngày 12 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐO LƯỜNG SƯ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 979/QĐ-BNV ngày 18/11/2020 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Hệ thng ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đy mạnh cải cách hành chính nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 404/TTr-SNV ngày 28 tháng 4 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Vụ CCHC, Bộ Nội vụ;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

- TT HĐND tỉnh;
- CT UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KSTTHC, LX50b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
THƯỜNG TRỰC




Tráng Thị Xuân

 

ĐỀ ÁN

ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 881/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Quyết định số 979/QĐ-BNV ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030”;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Ngày 27 ngày 08 tháng 2018, UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 2096/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020. Từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi là Chỉ s SIPAS).

SIPAS 2018, 2019, 2020 đánh giá các lĩnh vực dịch vụ công được thực hiện tại 20 sở, ban, ngành, 12 UBND huyện, thành phố; đánh giá chi tiết về chất lượng cung ứng dịch vụ công, sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước thông qua ý kiến phản hồi về cảm nhận, mức độ hài lòng và sự mong đợi của người dân, tổ chức, từ việc tiếp cận dịch vụ, việc công khai và tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là TTHC), việc giao tiếp và xử lý công việc của đội ngũ công chức, kết quả dịch vụ mà người dân, tổ chức nhận được cho đến việc tiếp nhận, xử lý của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức. Kết quả SIPAS hằng năm giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có thêm thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính (sau đây viết tắt là CCHC) của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố nói chung và việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công nói riêng; đồng thời, giúp các cơ quan, đơn vị nắm bắt được thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức của các cơ quan, đơn vị, trên cơ sở đó để có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công. Việc triển khai SIPAS th hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân, tổ chức, đây cũng là một hình thức để người dân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ giám sát, phản ánh tiếng nói của mình đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Qua tổng hợp dữ liệu điều tra xã hội học, phân tích các thông tin, chỉ số cho thấy SIPAS hằng năm đã cung cấp một hệ thống thông tin đánh giá khách quan, tương đối toàn diện từ phía người dân, tổ chức về chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của từng cấp hành chính ở địa phương. Qua đó, cho thấy thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tại cơ quan hành chính và những mong muốn của người dân, tổ chức, để từ đó các cơ quan hành chính nhà nước có cơ sở cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của mình.

Tuy nhiên, kết quả SIPAS cũng phản ánh một số tồn tại, hạn chế trong việc cung ứng dịch vụ hành chính công, phục vụ người dân, tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Tỷ lệ người dân, tổ chức tiếp cận thông tin dịch vụ hành chính công qua mạng internet, biết về quy định TTHC qua mạng Internet là quá thấp (khoảng 7%) so với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ cơ quan không có thông báo về việc trễ hẹn và tỷ lệ cơ quan không gửi thư xin lỗi về việc trễ hẹn còn rất cao (từ 38% - 40%). Như vậy, còn rất nhiều cơ quan thực hiện không nghiêm, thậm chí không thực hiện các quy định về thời gian giải quyết TTHC và thông báo, xin lỗi người dân, tổ chức khi trễ hẹn. Tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu và công chức gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí vẫn còn.

[...]