Kế hoạch 1439/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm, thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 1439/KH-UBND
Ngày ban hành 26/04/2022
Ngày có hiệu lực 26/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Nguyễn Thanh Hải
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1439/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 26 tháng 04 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM, THỦY SẢN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2022

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1099/QĐ-BNN-QLCL ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm, thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 60/TTr-SNN ngày 12 tháng 4 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP); tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc, được thực hiện từ gốc, tại từng công đoạn và trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng nông lâm thủy sản;

- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh; xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm chuỗi nông lâm thủy sản an toàn; hình thành thói quen, tập quán tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ, nhãn mác hàng hóa, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản có đăng ký kinh doanh được phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm;

- Duy trì tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B đạt 98,5%;

- Tỷ lệ các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng 12% (6.060 cơ sở) so với năm 2021, đạt 87% (43.900/50.475 cơ sở);

- Diện tích cây trồng chủ lực (chè, bưởi, rau,…), số cơ sở chăn nuôi, nuôi thủy sản áp dụng và được chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) tăng 10% (330 ha diện tích trồng trọt và 10 cơ sở chăn nuôi, nuôi thủy sản) so với năm 2021;

- Tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô 78 chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn hiện có; năm 2022, chỉ đạo xây dựng và phát triển thêm ít nhất 20 chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn với các sản phẩm thiết yếu, sản phẩm chủ lực của địa phương, chuỗi liên kết gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người cung ứng với thị trường tiêu thụ;

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm qui định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất cấm giảm 10% so với năm 2021;

- Tổ chức từ 8 đến 10 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các cơ quan cấp huyện; mỗi địa phương tổ chức từ 01 đến 02 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Tập trung chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản gắn với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh;

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai các Chương trình phối hợp từ cấp tỉnh đến cơ sở về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giám sát sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn theo quy định;

- Gắn kết việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cụ thể:

+ Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000,...); phát triển hợp tác xã, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường;

+ Phát triển nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm theo chuỗi giá trị và đảm bảo đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy định về an toàn thực phẩm;

+ Thực hiện tốt công tác khuyến nông với hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi.

2. Công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm

- Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong nông nghiệp; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đảm bảo công tác tuyên truyền được thực hiện sâu rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng như: tổ chức Lễ phát động, hội thi, hội thảo, tập huấn; tuyên truyền qua các hội, đoàn thể; trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo pano, áp phích, phát tờ rơi, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, đài phát thanh cơ sở...

- Xác định nội dung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung các nội dung như:

[...]