Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2017 đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 140/KH-UBND
Ngày ban hành 28/06/2017
Ngày có hiệu lực 28/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Đinh Khắc Đính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 140/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

Thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (sau đây viết tắt là Nghị định số 80/2011/NĐ-CP), trên cơ sở Thông tư s 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chp hành xong án phạt tù, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu:

a) Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định 80/2011/NĐ-CP đến các cấp, các ngành, Ủy ban Mặt trận Tquốc Việt Nam, đoàn th, t chc chính trị xã hội và quần chúng nhân dân; thống nht về nhận thức, biện pháp thực hiện xác định đây là nội dung th hin tính nhân văn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, góp phần hiệu quả trong phòng ngừa tội phạm;

b) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Huy động các đoàn th, tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả Nghị định 80/2011/NĐ-CP nhằm thực hiện đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra;

c) Đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn của người chấp hành xong án phạt tù, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương.

2. Chỉ tiêu:

a) Số lượng người được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp (theo các cấp trình độ): dự kiến khoảng 20%/tổng số người chấp hành xong án phạt tù;

b) Số lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm: dự kiến 20%/tng sngười chấp hành xong án phạt tù (trong đó số người có việc làm: 15%);

c) Số lượng người được hỗ trợ vay vốn tạo việc làm: dự kiến 20%/tổng sngười chấp hành xong án phạt tù;

d) Số lượt người được trợ giúp xã hội: 100% trẻ em dưới 16 tui sau khi được giáo dưng trở về địa phương, không có nơi cư trú ổn định, được xem xét nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội (nếu có).

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt tập trung tuyên truyền, phổ biến kịp thời Nghị định 80/2011/NĐ-CP đến cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, người đang chp hành án phạt tù, người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo đảm tái hòa nhập cộng đng cho người chấp hành xong án phạt tù.

2. Tổ chc các hoạt động tư vấn học nghề, tư vấn việc làm, đào tạo nghề nghiệp, xuất khẩu lao động, định hướng nghề nghiệp, hướng dẫn kỹ năng sng, kỹ năng khởi nghiệp, kiến thức kinh doanh, k năng tìm việc làm cho những người sau khi chp hành xong án phát tù; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tổ chức tư vấn để vận động người chấp hành xong án tù tham gia các khóa học nghề phù hợp.

3. Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại đa phương. Trên cơ sở đó tng hợp, phân loại và đxuất các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp, kịp thời đối với người chp hành xong hình phạt tù trở về địa phương để họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng;

4. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ hoạt động tái hòa nhập cộng đồng như: tư vấn và hỗ trợ cho vay vốn sản xuất từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thin ở địa phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm và sản xuất, kinh doanh; cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh; thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hướng dẫn kthuật, liên kết sản xuất, kinh doanh...

III. KINH PHÍ

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương (chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu)

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

- Các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp các ngành nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh đxuất Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định thực hiện cơ chế, chính sách về đào tạo nghề, cho vay vốn, tạo việc làm nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người chp hành xong án phạt tù ti hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống;

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức đào tạo, dạy nghề, gii thiu và gii quyết vic làm cho người chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống;

c) Chủ trì phi hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nghiệp giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù trình y ban nhân dân cp tnh phê duyệt; chủ động trao đi với các doanh nghiệp về nhu cầu tuyn dụng lao động để định hướng đào tạo nghề phù hợp;

d) Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội giúp đỡ những người chấp hành xong án phạt tù khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sng.

[...]