Kế hoạch 646/KH-UBND năm 2017 về thực hiện công tác đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù theo Nghị định 80/2011/NĐ-CP do tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 646/KH-UBND |
Ngày ban hành | 06/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 06/11/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Lê Văn Nưng |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 646/KH-UBND |
An Giang, ngày 06 tháng 11 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2011/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Thực hiện Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.
Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Triển khai thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề nghiệp, giới thiệu việc làm người chấp hành xong án phạt tù theo quy định, nhằm giúp người chấp hành xong án phạt tù có tay nghề, tạo việc làm và có thu nhập ổn định cuộc sống, góp phần hiệu quả trong công tác phòng ngừa tội phạm.
- Tổ chức thực hiện thống nhất, chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cơ sở, đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo, đối tượng áp dụng, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù, các điều kiện, biện pháp đảm bảo để thực hiện có hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Huy động các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả Nghị định số 80/2011/NĐ-CP nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra.
II. Nội dung thực hiện:
- Người chấp hành xong án phạt tù được quan tâm đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn của bản thân, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm và sản xuất, kinh doanh.
- Người chưa thành niên chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên học nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống.
1. Đối tượng áp dụng:
- Người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (sau đây gọi chung là người chấp hành xong án phạt tù) và đang cư trú trên địa tỉnh
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp, dịch vụ việc làm và bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh.
2. Chính sách hỗ trợ:
2.1. Người chấp hành xong án phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp được hỗ trợ như sau:
- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng:
+ Được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định hiện hành (hiện nay là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021) và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
+ Được hưởng chính sách nội trú theo quy định hiện hành (hiện nay là Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học trung cấp, cao đẳng) và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng: được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại theo quy định hiện hành (hiện nay là Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng) và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định sẽ được xem xét, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp từ nguồn kinh phí được đảm bảo từ quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các nguồn khác theo quy định.
2.2. Chính sách việc làm:
- Người chấp hành xong án phạt tù được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí theo nhu cầu và thực tiễn thị trường lao động tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh theo các hình thức sau: Tư vấn trực tiếp; tư vấn tập trung; tư vấn tại các phiên giao dịch việc làm; tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử.
- Các Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi tình trạng việc làm của người chấp hành xong án phạt tù do Trung tâm giới thiệu trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng và trong thời gian 12 tháng đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2.3. Chính sách hỗ trợ vay vốn:
- Người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm được vay vốn theo quy định hiện hành (hiện nay là Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm) và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: