Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2018 về thực hiện quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 14/KH-UBND
Ngày ban hành 15/01/2018
Ngày có hiệu lực 15/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/KH-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Mục đích, yêu cầu

- Tăng cường các điều kiện về vật chất và tinh thần trong từng cơ sở giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

- Các Sở, ban ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao tạo điều kiện, chỉ đạo đến từng cơ sở giáo dục thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao.

2. Đối tượng áp dụng: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tui.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giáo dục pháp luật

a) Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền, phổ biến lý tưởng cách mạng, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống, học tập, việc làm cho người học; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Tuyên truyền các nội dung cơ bản của Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường.

- Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong việc phối hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường, tố giác các hành vi phạm tội.

b) Hình thức tuyên truyền

- Đa dạng hóa và lồng ghép các hình thức tuyên truyền thông qua giảng dạy các môn học, các hội nghị, hội thảo, triển lãm; phóng sự, bài viết trên báo, đài trung ương, địa phương; các phương tiện trực quan; các cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, Đoàn, Hội, Đội; các cuộc thi về lý tưởng cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh; vinh danh, tuyên dương, khen thưởng các tấm gương thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tiêu biu trong chiến đấu, lao động sản xuất, học tập và rèn luyện.

- Quản lý nội dung và khai thác hiệu quả hệ thống truyền thông, văn hóa, thể thao sẵn có và tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, internet, mạng xã hội đphục vụ cho công tác tuyên truyền.

2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trong nhà trường

- Xây dựng nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trong nhà trường bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp từng cấp học và trình độ đào tạo theo Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 28/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội về “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2016 - 2020”.

- Đối với giáo dục mầm non: Tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đhình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen tốt, phù hợp độ tuổi trong việc thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp mầm non, trong gia đình và cộng đồng.

- Đối với giáo dục phổ thông: Thực hiện nội dung dạy học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân trong chương trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, của xã hội và thời đại; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Đối với giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp: Chú trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống, lòng tự hào dân tộc; tăng cường giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật; lối sống nhân ái bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước; gắn giáo dục lý luận chính trị với giáo dục kỹ năng, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực tự học, sáng tạo và tự đổi mới tri thức.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, giao lưu trao đổi kiến thức, lao động, vệ sinh trường, lớp học, hoạt động xã hội; các hoạt động câu lạc bộ văn hóa, thể thao, các phong trào thi đua trong nhà trường phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp.

3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, cộng tác viên

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy các môn học: Đạo đức, Giáo dục công dân, Lý luận chính trị; giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý, tng phụ trách đội; giáo viên làm công tác đoàn, chủ nhiệm lớp trong các nhà trường.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ