Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 215/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 14/KH-UBND
Ngày ban hành 16/01/2015
Ngày có hiệu lực 16/01/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Thiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ T
ĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ThỰc hiỆn QuyẾt đỊnh sỐ 215/QĐ-TTg ngày 06/02/2014 cỦa ThỦ tưỚng Chính phỦ vỀ Phê duyỆt Chương trình hành đỘng quỐc gia vỀ phòng, cHỐng bẠo lỰc gia đình đẾn năm 2020

Căn cứ Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU.

I. MỤC TIÊU:

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng cơ chế tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

II. YÊU CẦU:

1. Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đến các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Nâng cao năng lực cho cán bộ ngành văn hóa, thể thao và du lịch, cán bộ tuyên truyền viên, cộng tác viên phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong toàn tỉnh.

3. Thiết lập cơ sở dữ liệu, thống kê về bạo lực gia đình và vận hành các chính sách nhằm hỗ trợ công tác phòng chống bạo lực gia đình, trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG:

I. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN:

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 85% và đến năm 2020 đạt trên 95% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 70% và đến năm 2020 đạt 100% số cán bộ tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 70% và đến năm 2020 đạt 100% số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 60% và đến năm 2020 đạt trên 85% số nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 60% và đến năm 2020 đạt trên 85% số người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 60% (miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa đạt trên 50%) và đến năm 2020 đạt trên 80% (miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa đạt trên 70%) số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:

Thực hiện tốt Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 30/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật, phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống bạo lực gia đình; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; các văn bản khác có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.

2. Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình:

- Nâng cao nhận thức và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư vào công tác phòng, chống bạo lực gia đình và tăng cường đầu tư cho các hoạt động này. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông và các kênh thông tin khác phổ biến rộng rãi thông tin liên quan đến pháp luật, chính sách của Nhà nước về hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tổ chức chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình nhân các sự kiện như: Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Quốc tế về về xóa bỏ chống lại phụ nữ 25/11... Hướng dẫn nội dung hoạt động phòng chống bạo lực gia đình cho các Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch, Đội tuyên truyền lưu động (thuộc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh), các thư viện và nhà văn hóa của các thôn, tổ dân phố trong tỉnh, Tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng như các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống bạo lực gia đình, triển lãm tranh, ảnh, tranh cổ động xây dựng, in ấn, cấp phát các tài liệu truyền thông cho cán bộ, nhân viên tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhằm truyền tải thông điệp về phòng, chống bạo lực gia đình đến tận người dân.

3. Nâng cao năng lực cho cán bộ ngành văn hóa, thể thao và du lịch và các cấp, các ngành, đoàn thể:

- Tập huấn các chính sách pháp luật và kiến thức cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới; hướng dẫn các kỹ năng làm việc, hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng, với cán bộ tổ hòa giải, cán bộ tư pháp, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể; thiết lập mạng lưới thu thập thông tin, số liệu, báo cáo; các kỹ năng để giám sát và quản lý các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới.

- Tập huấn cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo cáo viên và phóng viên các cơ quan truyền thông đại chúng, đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố kiến thức về gia đình, pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; kỹ năng tìm hiểu sự việc, viết tin và cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

[...]