Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Truyền thông về phòng, chống ma túy trên phương tiện thông tin đại chúng” thuộc Chương trình phòng, chống ma túy năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 138/KH-UBND
Ngày ban hành 18/06/2018
Ngày có hiệu lực 18/06/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/KH-UBND

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 7/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020; Quyết định số 2353/QĐ-BTTTT ngày 20/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án “Truyền thông về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng” thuộc Chương trình phòng, chng ma túy đến năm 2020 của Chính phủ; Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 24/7/2017 của UBND Thành phố về tổ chức thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy theo Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 7/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, góp phần thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phố.

- Quán triệt, phổ biến nội dung Đề án “Truyền thông về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng” theo Quyết định số 2353/QĐ-BTTTT ngày 20/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Việc thực hiện Đề án phù hợp với mục tiêu, quá trình phát triển kinh tế, xã hội chung của Thành phố, phối hợp với các hoạt động tuyên truyền chung của các sở, ban, ngành, đơn vị của Thành phố.

2. Mục tiêu cthể

- Từ năm 2018, đạt 75% và năm 2020 đạt 100% xã, phường, thị trấn nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật, tài liệu truyền thông trong phòng, chống ma túy.

- Đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc địa bàn trọng điểm có mô hình chuyên sâu về phòng, chống ma túy và 50% số xã có mô hình lồng ghép về phòng, chống ma túy.

- Thông tin về phòng, chống ma túy được đăng tải trên các cơ quan báo chí của Hà Nội thường xuyên, liên tục; đồng thời, thông tin về công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đăng tải thường xuyên, liên tục trên các cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với thành phố Hà Nội.

- Đến năm 2020, đạt 70% người dân tại các địa bàn trọng điểm, tập trung vào nhóm tui có nguy cơ được tiếp cận các thông tin về pháp luật phòng, chống ma túy và kỹ năng phòng, chống ma túy.

- Đến năm 2020, 100% phóng viên các cơ quan báo chí Thành phố tuyên truyền về pháp luật và xã hội có kiến thức, kỹ năng viết, đưa tin tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo

- Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy vào định hướng tuyên truyền hằng tháng tại Hội nghị thông tin báo chí hằng tuần của Thành ủy và Hội nghị giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí Thành phố, hội nghị báo cáo viên Thành phố; thực hiện tốt công tác truyền thông phòng, chống ma túy đến từng địa bàn dân cư, trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; chú trọng tuyên truyền về các dấu hiệu vi phạm, hình thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy, các phương thức phòng, chống ma túy, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.

- Tăng cường định hướng, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với thành phố Hà Nội, đề nghị các cơ quan báo chí Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy; xây dựng và thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống ma túy; sử dụng hiệu quả các ấn phẩm truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành.

- Chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông và mạng internet, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hoạt động mua, bán ma túy trái phép trên mạng internet và mạng xã hội.

- Chỉ đạo thông tin, tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” trong tháng 6 hàng năm.

2. Đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền, phù hợp với nhiều đối tượng, lứa tuổi

a) Nội dung thông tin, tuyên truyền

- Tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy.

- Tuyên truyền nguy cơ, tác hại, hậu quả của nghiện ma túy đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt tập trung các nhóm có nguy cơ cao, đối tượng thanh thiếu niên ở địa bàn dân cư, đô thị và trường học.

- Thông tin các dịch vụ chăm sóc, điều trị, cai nghiện, hỗ trợ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện ma túy và tại cộng đồng. Giới thiệu giải pháp, kinh nghiệm, các tiến bộ khoa học của các nước trên thế giới trong công tác phòng, chống ma túy.

- Giới thiệu những kinh nghiệm hay, điển hình tiên tiến, các mô hình trong công tác phòng, chống ma túy; tuyên truyền, khuyến khích tố giác những hành vi mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.

b) Hình thức thông tin, tuyên truyền

- Thường xuyên đăng tin, bài viết về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí in; báo, tạp chí điện tử; báo nói; báo hình; trang thông tin điện tử...).

[...]