Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 130/KH-UBND
Ngày ban hành 13/12/2017
Ngày có hiệu lực 13/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 13 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 06/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình phê duyệt Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 20/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Xuất khẩu lao động tỉnh Ninh Bình (gọi tắt là Đề án số 12), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

1. Mc tiêu

Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ thuộc địa bàn 55 xã có tính chất đặc thù của tỉnh để giảm nghèo bền vững.

2. Chỉ tiêu

Phấn đấu mỗi năm hỗ trợ đưa 1.000 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có 400 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ có hoàn cảnh khó khăn và hộ thuộc địa bàn 55 xã đặc thù của tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thành lập, kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Xuất khẩu lao động các cấp

- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Xuất khẩu lao động cấp tỉnh. Hướng dẫn cấp huyện và cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo ở địa phương đảm bảo đầy đủ các thành phần ở các ban, ngành, đoàn thể liên quan tham gia.

- Ban Chỉ đạo Xuất khẩu lao động (XKLĐ) các cấp thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên bám sát cơ sở để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia XKLĐ, nắm bắt kịp thời khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết hoặc đề xuất phương án giải quyết với cấp có thẩm quyền.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn với sự tham gia đồng bộ của các ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể. Đồng thời chỉ đạo giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ và vay vốn đi xuất khẩu lao động đảm bảo nhanh, thuận li cho người lao động theo đúng quy định.

2. Lựa chọn doanh nghiệp tham gia Đề án

- Lựa chọn những doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động có năng lực, uy tín, có thị trường xuất khẩu lao động ổn định, có đơn hàng phù hợp đã được Cục Quản lý Lao động ngoài nước thẩm định, có nhu cu tham gia Đề án để cho phép tuyển lao động trên địa bàn tỉnh đi xuất khu lao động.

- Doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, các văn bản hướng dẫn và các nội dung thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong Đề án số 12 và các quy định của pháp luật.

3. Công tác tuyên truyền

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động xuất khu lao động và nội dung Đề án số 12 của tỉnh giúp người lao động nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, chế độ chính sách của Đề án số 12 của tỉnh, những đối tượng được thụ hưởng, cơ chế thực hiện...;

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông từ tỉnh đến cơ sở thực hiện các hình thức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng người dân để người dân nắm chắc thông tin, hiểu nội dung, quyền lợi của người dân khi tham gia Đề án số 12, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 10; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động; nội dung Đề án số 12.

- Sử dụng các kênh thông tin, tuyên truyền như: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Đài truyền thanh huyện, thành phố; Đài Phát thanh xã, phường, thị trấn; Cổng thông tin điện tử tỉnh; website các Sở, ngành liên quan. Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng tác động tích cực của xuất khẩu lao động; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức: bản tin, phóng sự,... về xuất khẩu lao động.

- Tuyên truyền về các gương điển hình người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài vươn lên thoát nghèo, làm giàu...

- Thông tin về thị trường lao động, các điều kiện tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt và thu nhập của người lao động, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động... để người lao động nắm rõ các nội dung, lựa chọn thị trường lao động cho phù hợp.

- Tuyên truyền cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiểu và thực hiện tốt chính sách pháp luật của nước sử dụng lao động, không bỏ trốn, vi phạm pháp luật ở nước ngoài.

- Tuyên truyền về hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ và đăng trên website của Sở để người lao động chủ động liên hệ, tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường lao động, tham gia hoạt động sàn giao dịch việc làm...

- Các tổ chức đoàn thể tăng cường lồng ghép nội dung về xuất khẩu lao động, nội dung Đề án số 12 trong các buổi sinh hoạt, nhất là Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân,...

4. Công tác tạo nguồn

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước.

- Đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động.

[...]