Kế hoạch 29/KH-UBND đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động do tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 ban hành

Số hiệu 29/KH-UBND
Ngày ban hành 20/02/2017
Ngày có hiệu lực 20/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Đinh Khắc Đính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NĂM 2017

Thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quc gia giảm nghèo bn vững giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 3333/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội năm 2017; UBND tỉnh ban hành kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2017, cụ thể:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung: Đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm giải quyết việc làm; nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động góp phần giảm nghèo bền vững đồng thi thúc đy phát trin kinh tế - xã hội tại địa phương; nâng cao cht lượng ngun lao động đặc biệt là vtrình độ knăng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đưa 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trong đó ưu tiên các đối tượng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân tộc thiu số, thân nhân của người có công với cách mạng xuất khẩu lao động.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với công tác xuất khẩu lao động:

a) Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện xuất khu lao động tỉnh; hướng dẫn các huyện, thị xã và thành phố Huế củng cố hoặc thành lập Ban chỉ đạo địa phương.

b) UBND các cấp chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn với sự tham gia đồng bộ của các ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động:

a) Tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức về xuất khu lao động cho cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng việc đưa cán bộ về tư vấn xuất khẩu lao động trực tiếp đến với người lao động tại cơ sở xã, phường, thị trấn;

b) Các tổ chức đoàn thể tăng cường lồng ghép nội dung về xuất khẩu lao động trong các buổi sinh hoạt, nhất là Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ n, Hội Nông dân,…

c) Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng tác động tích cực của xuất khẩu lao động; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức: bản tin, phóng sự,... về xuất khẩu lao động.

3. Thực hiện tạo nguồn lao động để đưa đi xuất khẩu lao động:

a) Xây dựng kế hoạch đào tạo ngh, bi dưỡng nâng cao tay ngh, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước.

b) Đẩy mạnh công tác tư vn, định hướng cho người lao động học ngh, học ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động.

c) Thường xuyên tổng hợp nhu cầu xuất khẩu lao động của địa phương từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động gặp gỡ người dân đ tư vn, tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài.

d) Tạo điều kiện để các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động liên kết với các cơ sdạy nghề để đào tạo nghề sát với thực tế công việc của phía đi tác nước ngoài yêu cầu. Việc đào tạo cần được áp dụng cả trước khi tuyn và sau khi trúng tuyển để người lao động có thể nhanh chóng tiếp cận với công việc mới khi sang nước ngoài.

e) Các Trung tâm dịch vụ việc làm xây dựng và duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp có chức năng xuất khu lao động và các xã, phường, thị trn trong tỉnh để tham gia tạo nguồn xuất khẩu lao động.

4. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động phục vụ công tác điều hành, quản lý xuất khẩu lao động.

Tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý và phân tích, dự báo thị trường lao động để có những định hướng đúng cho việc đào tạo, nâng cao ngun nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động.

5. Thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách htrợ xut khẩu lao động đối với người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng cũng như lồng ghép có hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước đkhuyến khích người lao động, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tham gia xut khu lao động. Trong đó, chú trọng các chính sách sau:

a) Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:

- Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

- Tiền ăn trong thời gian thực tế học;

- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa đim đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đi với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

[...]