Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1099/KH-UBND năm 2016 về thực hiện Chương trình việc làm và xuất khẩu lao động tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 1099/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2016
Ngày có hiệu lực 13/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Trịnh Hữu Khang
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1099/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 13 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NĂM 2016

Đthực hiện có hiệu quả Chương trình Việc làm và xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2016, y ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Hỗ trợ tạo việc làm mới và đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng.

- Nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, thu thập thông tin cung - cầu lao động, kết nối thông tin việc làm trong tỉnh và trong nước, nhằm thúc đy chuyn dịch cơ cấu lao động phù hp với tình hình phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tư vấn việc làm, học nghề và chính sách pháp luật lao động cho 20.000 lượt người.

b) Tạo việc làm mới cho 10.300 lao động, trong đó:

- Tạo việc làm tại chỗ thông qua dự án vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm: 1.200 lao động.

- Giới thiệu việc làm trong nước: 3.900 lao động

- Xuất khẩu lao động: 200 người (cụ thể: 80 lao động thuộc huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020; 80 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; 40 lao động thuộc các đối tượng khác).

- Tạo việc làm thông qua các chương trình, dự án tại địa phương: 5.000 lao động.

(có biểu chi tiết phụ lục 01 và 02 kèm theo)

c) Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống 4,4%.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tạo việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội

- Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; Phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh phát triển có hiệu quả kinh tế rừng, tiếp tục thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, khoán rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Tiếp tục đầu tư phát trin các hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, ưu tiên đầu tư các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường nông thôn.

- Về phát triển công nghiệp: thực hiện tái cơ cấu công nghiệp, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện những giải pháp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đy mạnh đầu tư hoàn thành các công trình dự án trọng điểm có hiệu quả; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án mới hoàn thành đưa vào sản xuất kinh doanh ổn định. Tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp có lợi thế của tỉnh trên cơ sở đổi mới công nghệ, giảm giá thành phẩm như các nhà máy chế biến khoáng sản, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản,...

- Về phát triển dịch vụ: Phát triển hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ. Bảo đảm cung cấp các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng chính sách, không đxảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Đẩy mạnh giao lưu hợp tác với tỉnh Quảng Tây và một số địa phương khác thuộc Trung Quốc; tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, kết hợp với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, đặc trưng của du lịch địa phương; Phát trin vận tải theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách. Khai thác tốt và nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn, khoa học công nghệ,... đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tiêu thụ sản phm. Tăng cường quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thương mại như: hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế, lậu thuế, thao túng thị trường, buôn lậu qua biên giới; đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

2. Tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm

- Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hp tác xã, tổ hp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

- Cho vay với lãi suất ưu tiên đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

- Cho vay ưu đãi đối với các dự án khởi sự doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của thanh niên; lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ nông thôn.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay hỗ trợ việc làm: cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, có hiệu quả; thủ tục cho vay đơn giản, công khai, minh bạch.

- Thực hiện kế hoạch cho vay và giải quyết việc làm, kiểm tra giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Ququốc gia về việc làm theo quy định.

[...]