Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2017 về giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu 129/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2017
Ngày có hiệu lực 09/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Văn Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 129/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 09 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TỒN ĐỌNG XÁC NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công; văn bản số 998/LĐTBXH-NCC ngày 17/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giải quyết hồ sơ tồn đọng;

UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Căn cứ quy định chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, tập trung xem xét giải quyết hồ sơ người có công với cách mạng đang tồn đọng trên địa bàn tỉnh, đảm bảo người có công được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định. Phấn đấu trong năm 2017 giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang lưu trữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Công an tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc xem xét, giải quyết hồ sơ tồn đọng phải được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, về thủ tục cần xem xét, vận dụng cụ thể cho từng trường hợp, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, đồng thời tích cực tìm kiếm, khai thác mọi nguồn thông tin, mọi căn cứ có cơ sở phục vụ việc xác nhận người có công.

- Đ cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cá nhân, tổ chức liên quan; đặc biệt là các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, đồng chí, đng đội cùng hoạt động, ý kiến của cộng đồng nhân dân, đồng thời phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong minh bạch kết quả giải quyết hồ sơ.

- Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Đặc biệt tại bước xét duyệt ở cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát.

II. ĐỐI TƯỢNG

1. Tập trung giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thuộc các đối tượng quy định tại Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm:

- Hồ sơ đã lập trước ngày 01/7/2013 theo đúng quy định tại từng thời điểm nhưng còn thiếu giấy tờ, thủ tục hoặc hồ sơ đã được thiết lập đầy đủ nhưng do thay đi chính sách nên chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Hồ sơ đang lưu trữ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

2. Không xem xét đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận người có công với cách mạng (không thuộc các trường hợp xác nhận liệt sĩ, thương binh theo quy định của pháp luật).

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo giải quyết hồ sơ tn đọng

1.1. Cấp tỉnh

- Thành lập Ban chỉ đạo xác nhận người có công do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; 02 Phó trưởng ban là Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;

Các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế; Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh.

- Thành lập tổ xác minh do đồng chí Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng; các thành viên gồm đại diện cơ quan: Quân sự, Công an, Sở Lao động - TB và XH, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh. Tổ xác minh có trách nhiệm xác minh những nội dung mà hồ sơ tồn đọng còn chưa rõ, còn mâu thuẫn nhằm củng cố cơ sở xác nhận hoặc không xác nhận đối tượng là người có công.

1.2. Cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện)

- Kiện toàn Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban. 02 Phó trưởng ban là Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện.

Các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Quân sự, Công an, Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

1.3. Cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

Kiện toàn Hội đồng xác nhận người có công cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch hội đồng, các thành viên gồm: Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quân sự, Công an, Y tế, đại diện Mặt trận Tquốc và các hội, đoàn th: phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, người cao tuổi, Hội Tù yêu nước hoặc Ban liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

2. Quy trình giải quyết

[...]