Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2017 về cải cách hành chính của tỉnh Ninh Bình năm 2018

Số hiệu 129/KH-UBND
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 08/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH NĂM 2018

Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh năm 2018 như sau:

I. MỤC TIÊU

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến mnh mẽ theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, thống nhất và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

II. NHIỆM V

1. Cải cách thể chế

- Chủ động rà soát, sửa đổi, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo kịp thời, phù hợp với quy định của Trung ương và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành của tỉnh. Phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng và thực hiện các thể chế được ban hành.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, khuyến khích thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo nhằm phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức thực hiện rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, hp hiến, hợp pháp và tính khả thi. Kịp thời phát hiện các nội dung quy định bất cập, hạn chế, đề xuất bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước các cấp trong công tác cải cách hành chính.

- Tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát, rà soát, thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

- Tiếp tục công khai minh bạch thủ tục hành chính bằng nhiều hình thức thiết thực và thích hợp để tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp nm bt kịp thời, dễ hiểu và dễ thực hiện. Công bố kịp thời thủ tục hành chính khi có văn bản quy phạm pháp luật mới quy định.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính các cấp ở địa phương, đặc biệt là đối với cấp xã; mở rộng lĩnh vực và các thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; nghiên cứu, mở rộng thực hiện mô hình trung tâm hành chính công; đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với một số lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Tổ chức thực hiện hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.

3. Cải cách tổ chức bộ máy

- Tổ chức rà soát, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế theo hướng tinh gọn, đồng bộ, hiệu quả ở các cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị theo quy định của Chính phủ.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế của các cơ quan hành chính nhà nước, loại bỏ chồng chéo trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Tiếp tục hoàn thiện đề án vị trí việc làm các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, btrí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo tiết kiệm biên chế, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức. Phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm đối với các cơ quan tổ chức hành chính theo Quyết định số 2044/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ.

- Đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm, tăng cường thu hút những người có trình độ cao về công tác tại tỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động; Kiên quyết thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng gn đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở vị trí, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và quy hoạch theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2018 đã được Tỉnh ủy phê duyệt.

- Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức”.

5. Cải cách tài chính công

- Tiếp tục triển khai quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát việc quản lý ngân sách nhà nước, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính và tăng cường chủ động của các đơn vị dự toán ngân sách; đẩy mạnh phân cấp cho các cấp chính quyền chủ động hơn trong nhiệm vụ thu, chi ngân sách trong thời kỳ n định ngân sách mới; triển khai các chính sách cải cách về thuế, tiền lương và các chính sách an sinh, xã hội.

- Tăng cường cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

[...]