Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU về cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 02/KH-UBND
Ngày ban hành 12/01/2017
Ngày có hiệu lực 12/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01-NQ/TU NGÀY 12/8/2016 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 12/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 12/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải cách TTHC, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, nhằm đạt được những kết quả cụ thể như sau:

1. Phấn đấu đến năm 2020 chỉ số cải cách hành chính của tỉnh (PAR INDEX) nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công của tỉnh (PAPI) nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đạt thứ hạng cao của cả nước; 100% các TTHC được đưa vào tiếp nhận, giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp; giảm ít nhất 30% tổng thời gian giải quyết TTHC trên cơ sở đơn giản hóa, chuẩn hóa và thống nhất hóa về hồ sơ và quy trình giải quyết TTHC, hoàn thiện cơ sở dữ liệu TTHC ngay trong năm 2016; mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính, dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp đạt trên 80% vào năm 2020.

2. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải thiện cả về điểm số và xếp hạng, phấn đấu đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố tốp đầu của cả nước, tốp 5 các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

3. Tăng cường hiệu quả công tác thu hút đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp, coi trọng chất lượng hơn số lượng, tập trung vào lĩnh vực công - nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp hỗ trợ (nht là công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô), điện tử, dịch vụ. Phấn đấu tỷ lệ lấp đầy đạt 80% trở lên.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC; xây dựng chính quyền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, phục vụ nhân dân; quyết tâm nâng cao chỉ số hài lòng của tchức, người dân và doanh nghiệp đối với bộ máy hành chính; xây dựng tchức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Quản lý chặt chẽ khâu tiền kim, giải quyết dứt điểm khâu hậu kiểm. Từng bước nghiên cứu xây dựng trung tâm hành chính công của tỉnh.

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách của tỉnh tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho các tchức, cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh. Tích cực đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

3. Đẩy nhanh việc xây dng và vận hành chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ; cung cấp, triển khai các dịch vụ công trực tuyến về đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp, thuế, hải quan ...

4. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đến các tầng lớp nhân dân, cộng đng doanh nghiệp, các cán bộ công chức, viên chức.

5. Nâng cao năng lực cho các đơn vị đầu mối làm công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp.

6. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đđầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ban hành định hướng thu hút đầu tư, các cơ chế chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp chung

1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong việc quán triệt, phbiến và trin khai công tác cải cách TTHC. Đcao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện cải cách TTHC.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong việc giải quyết các TTHC. Đy mạnh đi mới quy trình quản lý, tiếp nhận và xử lý TTHC; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các TTHC, xây dựng chính quyền điện tử.

Rà soát TTHC và nghiên cứu sửa đi, bsung theo hướng đơn giản, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện, nhất là TTHC trong lĩnh vực đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp. Kim soát chặt chẽ việc ban hành các TTHC mới, chỉ ban hành các TTHC cần thiết, hp lý và hợp pháp theo hướng giảm TTHC, đồng thời gắn công tác kiểm soát TTHC với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Nâng cao năng lực, trách nhiệm, tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức về tinh thn phục vụ người dân và doanh nghiệp; từng bước đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, gắn với bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo hp lý, hiệu quả, nhất là lĩnh vực giải quyết TTHC, đầu tư, dịch vụ công.

Tăng cường kim tra, giám sát trách nhiệm, đạo đức công vụ, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật và tác phong, văn hóa ứng xử trong việc giải quyết các TTHC. Kiên quyết xử lý các hành vi gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức" gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 ca BChính trị.

1.2 Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 35/2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai ký kết hợp tác toàn diện về các hỗ trợ tham vấn liên quan đến PCI, hỗ trợ doanh nghiệp. Tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn, đào tạo; tọa đàm, hội nghị liên quan đến PCI, hỗ trợ doanh nghiệp do VCCI tchức. Đy mạnh tuyên truyền đcác cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, nhà đu tư, doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Công khai, minh bạch TTHC, thời gian giải quyết, các cơ chế chính sách, quy hoạch ngành, lĩnh vực, các dự án ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết TTHC; đảm bảo bình đng cho mọi thành phần kinh tế. Xây dựng bộ tiêu chí của tỉnh về đánh giá các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh (PAPI), chỉ số đo mức độ hài lòng của cá nhân, tchức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAR) gắn với các chức năng nhiệm vụ của các ngành, các cấp đlàm cơ sở đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp: rà soát việc thực hiện các cam kết của các nhà đầu tư đã được chấp thuận; tchức các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, định hướng sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng; tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phm và hợp tác đầu tư; đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật và các hỗ trợ về pháp lý, thuế, hải quan. Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp định kỳ 6 tháng/01 lần để tiếp nhận thông tin, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

1.3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung định hướng thu hút đầu tư, ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư, danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo từng năm, từng giai đoạn phù hp với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật, đủ sức hấp dẫn đthu hút các dự án có thể phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, các dự án tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Xây dựng và nâng cao chất lượng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng đim, xác định ngành mũi nhọn và các nguồn đầu tư tiềm năng. Tập trung nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ đang làm công tác xúc tiến đầu tư; tiếp tục nghiên cứu đưa ra các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư từ bước lập dự án đến khi dự án đi vào hoạt động

Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành; giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thu hút nhà đu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định. Huy động các nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp; khuyến khích xã hội hóa đu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng nhằm phát huy và kết hp hiệu quả các tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của mỗi địa phương và cả vùng đtăng cường thu hút đu tư.

[...]