Kế hoạch 1285/KH-UBND năm 2014 triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 1285/KH-UBND
Ngày ban hành 29/05/2014
Ngày có hiệu lực 29/05/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Hải
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1285/KH-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 5 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định 449);

Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định 2356)

Căn cứ ý kiến thống nhất của Thường trực Tnh ủy tại Công văn số 3213-CV/VPTU ngày 23/5/2014 của Văn Phòng Tỉnh ủy; ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Thông báo số 13/TB-HĐND tháng 4 năm 2014 về kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;

Thực hiện Công văn số 120/UBDT-KHTC ngày 21/02/2014 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn triển khai Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm triển khai thực hiện thống nhất, có hiệu quQuyết định 449 và Quyết định 2356 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của Quyết định 449 và Quyết định 2356, từ đó nâng cao hiệu qu, trách nhiệm ca cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án, đề án cụ thể để triển khai thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược; hỗ trợ đầu tư; nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và biên giới.

3. Xác định rõ nội dung từng công việc; phân công trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; huy động các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân tham gia đảm bảo việc tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định 449 và Quyết định 2356 của Thủ tướng Chính phủ, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

a) Mục tiêu:

- Đến năm 2020, đạt chỉ tiêu có 95% trẻ từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo, trong đó huy động trẻ 5 tuổi trên 98%; 99% học sinh trong độ tuổi vào học Tiểu học; 99,5% học sinh trong độ tuổi vào học Trung học cơ s(THCS); 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học Trung học phổ thông (THPT). Tỷ lệ trường, lớp kiên cố hóa đạt 100%; đảm bảo 100% có nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh, sinh viên ở những nơi cần thiết; số sinh viên đạt 200 trên một vạn dân; 25% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở mức 2; 50% số trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia cả mức 1 và mức 2; trên 24% số trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; trên 33% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 100% giáo viên các cấp đạt chuẩn theo quy định.

- Đến năm 2020 lao động trong độ tuổi lao động người dân tộc thiểu số qua bồi dưỡng, đào tạo đạt trên 50%. Trong đó 20% lao động được đào tạo nghề (trong đó, lao động nữ chiếm từ 35 - 40% trên tng slao động dân tộc thiu s được đào tạo nghề). Gắn với công tác đào tạo nghề nhằm giải quyết việc làm cho con em người dân tộc thiểu số.

- Đào tạo các ngành nghề phù hợp với trình độ, nhu cầu của tng đối tượng; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thanh niên người dân tộc thiểu số đang tại ngũ đtạo nguồn cán bộ khi xuất ngũ về địa phương; tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số tham gia học nghề tự tạo việc làm cho bản thân hoặc vào làm việc trong các doanh nghiệp.

- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vùng dân tộc thiểu sbằng các giải pháp khoa học và công nghệ, ứng dụng tốt trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 và Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vào năm 2015 và tiếp tục duy trì, củng cố nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi đến năm 2020.

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh, tăng cường mạng lưới các trường, cơ sở giáo dục và đào tạo ở vùng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và biên giới để tập trung ưu tiên đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số.

- Mở rộng dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số.

- Triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho học sinh bán trú; thực hiện tốt chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, tạo nguồn nhân lực, cán bộ vùng dân tộc thiểu số.

- Xây dựng các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, hoàn thiện hệ thống trường trung học phổ thông; đưa nội dung dạy nghề vào các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú. Triển khai thực hiện chương trình đưa Internet vào các trường học.

- Triển khai thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi cho người làm công tác giáo dục ở các vùng đặc biệt khó khăn như: Thực hiện tốt chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ luân chuyển giáo viên vùng khó khăn, ưu tiên đào tạo và các chế độ đãi ng khác.

- Thực hiện tốt các chính sách cử tuyển, tuyển thẳng dành cho con em các dân tộc thiểu số vào các cơ sở giáo dục bậc đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

- Vận động và tranh thủ các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước để tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

[...]