Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 126/KH-UBND
Ngày ban hành 08/07/2022
Ngày có hiệu lực 08/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG DÂN HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện Chương trình Xây dựng mô hình “Công dân học tập” nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập.

- Tổ chức triển khai hiệu quả, đúng tiến độ theo yêu cầu tại Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030” ban hành kèm theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Sau đây gọi tắt là Chương trình 677).

2. Yêu cầu

- Xác định đầy đủ, cụ thể lộ trình thực hiện, bảo đảm tính khả thi các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các cơ quan, đơn vị, của tổ chức Hội Khuyến học các cấp và hội viên cần triển khai thực hiện theo Chương trình 677; Phân công trách nhiệm thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ các đơn vị; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các đơn vị trong triển khai nhiệm vụ.

- Tập trung nâng cao chất lượng mô hình công dân học tập thông qua việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện Chương trình; tăng cường năng lực kỹ thuật số cho người lao động, hình thành những “Công dân số” đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

- Triển khai thực hiện Chương trình 677 đồng thời với việc thực hiện Quyết định 387/QĐ-TTg, ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “ Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030” và xây dựng các mô hình học tập khác.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy việc học tập suốt đời để con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả... trên cơ sở hình thành mô hình “Công dân học tập” nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu đến năm 2025

- 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học tỉnh, cán bộ các đơn vị thực hiện Chương trình được học tập, quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”;

- 65% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 75% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”;

- 75% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 65% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.

b) Phấn đấu đến năm 2030

- Tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, hội viên Hội Khuyến học tỉnh và cán bộ các đơn vị thực hiện Chương trình để hiểu rõ và triển khai hiệu quả các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”;

- 70% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 85% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”;

- 90% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 80% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình.

2. Biên soạn và in ấn tài liệu tập huấn, hướng dẫn Chương trình “ Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030”; Bộ tiêu chí khung và những bộ tiêu chí có chỉ số đo khác nhau cho các nhóm đối tượng là nông dân, công nhân, công chức, viên chức, doanh nhân, cán bộ quản lý do Hội Khuyến học Việt Nam ban hành phù hợp với điều kiện của tỉnh. Tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền về nội dung của Chương trình, về bộ tiêu chí Công dân học tập đến các tổ chức, cá nhân, các cấp Hội Khuyến học và hội viên.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mô hình Công dân học tập

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của học tập suốt đời, giúp mọi người hiểu rõ giá trị của những phẩm chất, năng lực cốt lõi trong bộ tiêu chí đánh giá Công dân học tập, qua đó hình thành phong trào học tập, tự học tập nâng cao năng lực bản thân, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống;

b) Tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống báo chí, bản tin, nội san, các trang tin điện tử của các ngành, các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh;

[...]