BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1252/KH-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 11
năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG
VIỆT CẤP TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU
Tiếp tục triển khai đổi mới phương
pháp dạy học và đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thông 2018, tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng
Việt cấp tiểu học, đảm bảo:
- Phát triển nghề nghiệp thường xuyên
cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học về đổi mới phương pháp dạy học và đánh
giá môn Tiếng Việt.
- Giúp học sinh tiểu học sử dụng tiếng
Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học
khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm
mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn,
nhân cách.
- Tạo điều kiện cho các nhà trường tiểu
học phát huy quyền tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục.
II. NỘI DUNG, CÁCH
TỔ CHỨC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Nội dung
- Khảo sát thực trạng dạy học môn Tiếng
Việt cấp tiểu học.
- Đề xuất các giải pháp chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
- Xây dựng tài liệu tập huấn nhằm
phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên về đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
- Tổ chức tập huấn nhằm phát triển nghề
nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán cả nước về đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
2. Sản phẩm
- Báo cáo khảo sát thực trạng dạy học
môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
- Tài liệu tập huấn nhằm phát triển
nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy
học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
- Báo cáo kết quả tập huấn đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
3. Tổ chức triển khai
3.1. Thành lập Tổ tư vấn/nghiên cứu
các nội dung nêu tại mục 1 phần này, số lượng 09 người (gồm
07 chuyên gia môn học và 02 giáo viên); Ban nghiệm thu sản phẩm nghiên cứu.
3.2. Tổ chức Hội thảo trao đổi về thực
trạng và các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng
Việt cấp tiểu học.
3.3. Tổ chức họp để thống nhất định
hướng xây dựng văn bản, xây dựng đề cương tài liệu tập huấn nhằm phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo
viên về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học. Sản
phẩm của Tổ tư vấn là biên bản làm việc dự thảo đề cương
tài liệu tập huấn nhằm phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý,
giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
3.4. Các thành viên Tổ tư vấn biên soạn
tài liệu tập huấn.
3.5. Tổ chức họp góp ý, nghiệm thu sản
phẩm của Tổ tư vấn.
3.6. Tổ chức tập huấn nhằm phát triển
nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán trên cả nước về
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
4. Thời gian, địa điểm
4.1. Thời gian
- Xây dựng kế hoạch dự thảo quyết định
thành lập Tổ tư vấn/nghiên cứu trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt trước 05/11/2021.
- Tổ chức Hội thảo trao đổi về thực
trạng và các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng
Việt cấp tiểu học: trong khoảng từ 05/11 đến 10/11/2021.
- Tổ chức họp để thống nhất đề xuất
các giải pháp, định hướng xây dựng đề cương tài liệu tập huấn nhằm phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo
viên về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học:
trong khoảng từ 10/11 đến 15/11/2021.
- Các thành viên Tổ tư vấn biên soạn
tài liệu tập huấn: trong khoảng từ 15/11 đến 05/12/2021.
- Tổ chức họp góp ý, nghiệm thu sản
phẩm của Tổ tư vấn: trong khoảng từ 06- 10/12/2021.
- Trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt tài liệu
tập huấn nhằm phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên
về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học trước
ngày 12/12/2021.
- Tổ chức Tập huấn nhằm phát triển
nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán trên cả nước về
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học
trước ngày 25/12/2021 theo hình thức trực tuyển, gồm điểm cầu tại Trung ương và
các điểm cầu tới từng cá nhân người tham gia vào quá trình tập huấn.
4.2. Địa điểm:
- Địa điểm làm việc của Tổ tư vấn do
ban tổ chức sắp xếp, bảo đảm thực hiện được các yêu cầu về chuyên môn và phù hợp
tình hình COVED-19.
- Địa điểm tập huấn cán bộ quản lý và
giáo viên cốt cán trên cả nước về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá môn Tiếng Việt được triển khai theo 03 khu vực:
- Khu vực 1 gồm 22 sở GDĐT của các tỉnh:
Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc
Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
- Khu vực 2 gồm 22 sở GDĐT của các tỉnh:
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon-Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng.
- Khu vực 3 gồm 19 sở GDĐT của các tỉnh:
Tp. Hồ Chí Minh, cần Thơ, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến
Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
III. KINH PHÍ
Kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch
Tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn Tiếng Việt cấp
tiểu học được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình ETEP.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC ĐƠN VỊ
1. Vụ Giáo dục Tiểu
học
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan xây dựng tiêu chí, lựa chọn chuyên gia và thành viên hội đồng nghiệm
thu trình lãnh đạo Bộ phê duyệt; chủ trì triển khai kế hoạch theo đúng thời
gian quy định.
- Chuẩn bị và gửi tài liệu cho Tổ tư
vấn; tổ chức hoàn chỉnh tài liệu tập
huấn.
- Trình lãnh đạo Bộ phê duyệt, ban
hành văn bản hướng dẫn các Sở GDĐT, Phòng GDĐT chỉ đạo các trường tiểu học tổ
chức thực hiện.
- Phối hợp tổ chức tập huấn theo kế
hoạch.
2. Cục Công nghệ
thông tin
Chủ trì phối hợp cùng Vụ Giáo dục Tiểu
học chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin giải pháp về phần mềm ứng dụng để
tổ chức tập huấn theo hình thức trực tuyến đảm bảo chất lượng.
3. Vụ Kế hoạch -
Tài chính
Chủ trì thẩm định, tham mưu lãnh đạo
Bộ xem xét cấp kinh phí từ Chương trình ETEP đế triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch
này; hướng dẫn các đơn vị liên quan trong việc lập dự toán và thực hiện thanh
quyết toán theo quy định.
4. Văn phòng Bộ
Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức
truyền thông các hoạt động liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học.
5. Chương trình
ETEP
Phối hợp với Vụ Giáo dục Tiểu học xây
dựng kế hoạch, dự toán, tổ chức triển khai đảm bảo tiến độ các công việc theo kế
hoạch, thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
6. Các Sở Giáo dục
và Đào tạo
- Chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên
tham gia tập huấn đảm bảo các hoạt động theo Kế hoạch này.
- Triển khai tập huấn đại trà về đổi
mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học phù hợp
với điều kiện của địa phương.
- Giám sát, đánh giá kết quả tham gia
tập huấn của cán bộ quản lý, giáo viên.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh
giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học. Vụ Giáo dục Tiểu học và các đơn vị nghiêm túc
thực hiện, trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc cần báo cáo lãnh đạo Bộ
để giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo
cáo);
- Các Sở GDĐT (để thực hiện);
- Văn phòng (để thực hiện);
- Vụ Kế hoạch-Tài chính (để thực hiện);
- Cục công nghệ thông tin (để thực hiện);
- Chương trình ETEP (để thực hiện);
- Lưu: VT, GDTH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|