Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về xây dựng kế hoạch dạy học các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 5636/BGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành 10/10/2023
Ngày có hiệu lực 10/10/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Ngọc Thưởng
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5636/BGDĐT-GDTrH
V/v xây dựng kế hoạch dạy học các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023

 

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục phổ thông đã tích cực, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)[1]. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai cho thấy việc phân công giáo viên và xếp thời khóa biểu để tổ chức dạy học theo chương trình một số môn học, hoạt động giáo dục còn khó khăn, vướng mắc.

Nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc nêu trên, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Trong đó lưu ý các nhà trường thực hiện việc phân công giáo viên, xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, cụ thể như sau:

1. Môn Khoa học tự nhiên

a) Phân công giáo viên: Phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp về chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công (theo các mạch nội dung Chất và sự biến đổi của chất, Năng lượng và sự biến đổi, Vật sống, Trái Đất và bầu trời). Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 02 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học.

b) Xây dựng kế hoạch dạy học: Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các mạch nội dung theo chương trình môn học. Trong trường hợp gặp khó khăn về xếp thời khóa biểu, cần xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt về thời gian, thời điểm thực hiện các mạch nội dung hoặc các chủ đề của chương trình để xếp thời khóa biểu phù hợp với việc phân công giáo viên, đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm (bảo đảm nội dung dạy học trước là cơ sở cho nội dung dạy học sau) và khả năng thực hiện của giáo viên (tham khảo khung kế hoạch dạy học tại Phụ lục 1).

c) Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá: Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp với các giáo viên cùng dạy học môn học ở lớp đó để thống nhất điểm đánh giá thường xuyên, bảo đảm số điểm đánh giá theo quy định, tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ. Ma trận, nội dung bài kiểm tra định kì được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của chương trình đến thời điểm kiểm tra. Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra sao cho thuận tiện trong việc phân công giáo viên chấm bài, tổng hợp kết quả.

2. Môn Lịch sử và Địa lí

a) Phân công giáo viên: Phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công (theo phân môn Lịch sử, phân môn Địa lí và các chủ đề liên môn). Việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học.

b) Xây dựng kế hoạch dạy học: Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, các phân môn được bố trí dạy học đồng thời trong từng học kì phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường (tham khảo khung kế hoạch dạy học tại Phụ lục 2).

c) Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá: Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì được thực hiện trong quá trình dạy học theo từng phân môn. Nội dung bài kiểm tra, đánh giá định kì phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp các giáo viên cùng dạy học môn học ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ (tham khảo khung kế hoạch dạy học tại Phụ lục 2).

3. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

a) Phân công giáo viên: Phân công giáo viên bảo đảm sự phù hợp giữa năng lực và chuyên môn của giáo viên với nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đảm nhiệm[2]; ưu tiên phân công giáo viên phụ trách theo từng chủ đề để thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, hướng dẫn và đánh giá học sinh trong quá trình trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chủ đề đó.

b) Xây dựng kế hoạch giáo dục: Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xây dựng theo từng chủ đề; giáo viên được phân công đảm nhận chủ đề tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động, tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành trải nghiệm theo yêu cầu của chương trình và tổ chức cho học sinh báo cáo, thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện (tham khảo kế hoạch tổ chức thực hiện một chủ đề tại Phụ lục 3). Việc xây dựng thời khóa biểu bảo đảm sự linh hoạt (không bắt buộc phải chia đều số tiết/tuần, không bắt buộc thực hiện lần lượt các chủ đề theo trình tự trong sách giáo khoa) sao cho mỗi chủ đề được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian phù hợp với kế hoạch của giáo viên trong thời gian đó.

c) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá:

Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung, phương pháp và hình thức trải nghiệm trước khi thực hiện hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu cần đạt của chủ đề. Đối với việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành, rèn luyện và vận dụng theo nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động đã được hướng dẫn với yêu cầu cụ thể về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành. Quá trình trải nghiệm có thể là hoạt động của cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, ở các không gian khác nhau trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường tùy theo nội dung và tính chất của hoạt động. Trong quá trình học sinh thực hành trải nghiệm, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện của học sinh.

Đối với đánh giá thường xuyên, giáo viên được phân công phụ trách chủ đề nào thực hiện đánh giá thường xuyên đối với chủ đề đó. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở mỗi lớp để phối hợp với các giáo viên được phân công tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở lớp đó thống nhất kết quả đánh giá thường xuyên, tổng hợp kết quả, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ. Nội dung đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng thực hiện chương trình đến thời điểm đánh giá. Các giáo viên được phân công thống nhất về nội dung và yêu cầu đánh giá định kì, trong đó xác định cụ thể các tiêu chí đánh giá để đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình; chú trọng đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động trải nghiệm của học sinh.

Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng;
- Ủy ban Dân tộc;
- Các trường phổ thông trực thuộc (T78, HN 80);
- Các Cục, Vụ, Viện KHGDVN;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

 

PHỤ LỤC 1

GỢI Ý KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Kèm theo Công văn số 5636/BGDĐT-GDTrH ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt các mạch nội dung của chương trình môn Khoa học tự nhiên hoặc các chủ đề trong từng mạch nội dung của chương trình môn học bảo đảm phù hợp với việc phân công giáo viên. Trường hợp gặp khó khăn trong phân công giáo viên dạy học theo thứ tự các mạch nội dung trong chương trình môn học, thì cơ sở giáo dục phổ thông có thể tham khảo gợi ý khung kế hoạch dạy học sau đây để xây dựng kế hoạch giáo dục và thời khóa biểu phù hợp.

LỚP 6

STT

Nội dung

Ghi chú

 

Chất và sự biến đổi của chất

Năng lượng và sự biến đổi

Vật sống

Trái Đất và bầu trời

Học kì 1: 71 tiết (bao gồm ôn tập, kiểm tra đánh giá định kì)

1

Mở đầu (7 tiết)

 

 

 

 

Có thể phân công giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học, KHTN đảm nhiệm

2

Các phép đo (10 tiết)

3

 

Các thể của chất (4 tiết)

Lực (15 tiết)

Tế bào-đơn vị cơ sở của sự sống (15 tiết)

Xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt

Oxygen và không khí (3 tiết)

Đa dạng thế giới sống (10 tiết)

Học kì 2: 69 tiết (bao gồm ôn tập, kiểm tra đánh giá định kì)

4

 

Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng (8 tiết)

Năng lượng (10 tiết)

Đa dạng thế giới sống (28 tiết)

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời; Ngân Hà (10 tiết)

Xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt

Dung dịch; Tách chất ra khỏi hỗn hợp (6 tiết)

LỚP 7

STT

Nội dung

Ghi chú

 

Chất và sự biến đổi của chất

Năng lượng và sự biến đổi

Vật sống

Trái Đất và bầu trời

Học kì 1: 71 tiết (bao gồm ôn tập, kiểm tra đánh giá định kì)

1

Mở đầu (6 tiết)

 

 

 

 

Có thể phân công giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học, KHTN đảm nhiệm

2

 

Nguyên tử. Nguyên tố hóa học (8 tiết)

Lực (11 tiết)

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (32 tiết)

 

Xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt

3

 

Sơ lược về BTH các nguyên tố hóa học (7 tiết)

Học kì 2: 69 tiết (bao gồm ôn tập, kiểm tra đánh giá định kì)

4

 

Phân tử (13 tiết)

Âm thanh (10 tiết)

Cảm ứng, Sinh trưởng và phát triển, Sinh sản ở sinh vật; Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (21 tiết)

 

Nội dung “Giới thiệu về liên kết hoá học” cần dạy trước nội dung “Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật”

Ánh sáng (8 tiết)

Từ (10 tiết)

[...]