Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 57/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn hiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội do thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 124/KH-UBND
Ngày ban hành 03/06/2022
Ngày có hiệu lực 03/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 124/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 03 tháng 06 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 57/NQ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN THỂ CHẾ LIÊN KẾT VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Tập trung quán triệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Nghị quyết số 57/NQ-CP, góp phần hoàn thiện thể chế liên kết vùng giai đoạn 2021 - 2030, trọng tâm là tăng cường vai trò điều phối liên kết vùng của chính quyền trung ương, tạo kênh thông tin, thúc đẩy liên kết chính quyền địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, huy động đa dạng các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết vùng, tận dụng nội lực và ngoại lực của các địa phương trong vùng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội vùng bền vững. Thúc đẩy phát triển đồng bộ và tạo sự liên kết giữa các vùng gắn với liên kết các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; đổi mới phân cấp và nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng.

2. Yêu cầu

Triển khai, phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện; chủ động nắm bắt tình hình, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.

Chủ động liên hệ với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ sự hỗ trợ, hướng dẫn; tích cực đối thoại, trao đổi để kịp thời nắm bắt tình hình nhằm huy động mọi nguồn lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gắn với lộ trình phù hợp để tập trung chỉ đạo đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện kế hoạch.

Cơ quan đơn vị nghiên cứu, đổi mới tư duy, sáng tạo, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn vùng và từng địa phương, phát huy tinh thần tự lực, tự cường và xác định các yếu tố bứt phá để phấn đấu vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, đóng góp một cách thiết thực vào việc hiện thực hóa khát vọng phát triển của vùng và của cả nước.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Nhiệm vụ chung của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Tăng cường thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2020 về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm; Quyết định số 1302/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thành lập Tổ điều phối phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2020 - 2025, nhằm phối hợp thực hiện tốt công tác điều phối theo quy định tại Quyết định số 825/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020 - 2025; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2019 về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2020 về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; định kỳ 06 tháng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Thủ tướng Chính phủ.

b) Rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành được tích hợp vào Quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển của thành phố, vừa đảm bảo tính liên kết, đồng bộ với Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trọng tâm là xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc thù, lợi thế so sánh của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển vùng, tập trung thu hút đầu tư, hạn chế phát triển dàn trải, trùng lặp, cạnh tranh giữa các địa phương trong vùng; tránh phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực phát triển không bền vững, đã hết dư địa tăng trưởng. Có định hướng đi đầu trong đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế mới, thể hiện vai trò đầu tàu, thúc đẩy phát triển toàn Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c) Chủ động phối hợp trong xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin của Bộ, ngành, địa phương và thông tin vùng nhằm hướng tới tăng cường chia sẻ thông tin và tiếp cận thông tin, tạo điều kiện cho nâng cao tần suất, hiệu quả phối hợp giữa các địa phương trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu chung và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

d) Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ, công chức, viên chức liên quan về lợi ích của liên kết vùng và các hệ lụy do thiếu hợp tác đối với nền kinh tế quốc gia, vùng và địa phương.

đ) Rà soát, kiện toàn trong hoạt động đầu tư nâng cấp, tăng cường tiềm lực đối với các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thuộc các Bộ, ngành trung ương đóng tại các vùng kinh tế - xã hội để các cơ sở này có đủ năng lực và điều kiện để giải quyết các vấn đề đặt ra của vùng.

e) Thường xuyên trao đổi, đối thoại với các Bộ, ngành, địa phương tham gia điều phối vùng và cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu, các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách phát triển vùng, từ đó có giải pháp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ kịp thời.

g) Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng quản lý nhà nước được phân công nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng, trong đó ưu tiên nghiên cứu rà soát và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

h) Rà soát, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và tham gia công tác liên quan tới phát triển vùng và liên kết vùng.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Khẩn trương hoàn thành xây dựng và trình phê duyệt Quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch 2017.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan đơn vị có liên quan đề xuất, lựa chọn triển khai chương trình, dự án kết nối, có tác động liên vùng đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

c) Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án Thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Vùng đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ.

d) Làm đầu mối, tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ ngành Trung ương, các đối tác phát triển và các nhà tài trợ nhằm huy động đa dạng các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa Trung ương và địa phương, đẩy mạnh thu hút có chọn lọc các dự án FDI, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án trọng điểm, có tính chất đột phá, thúc đẩy liên kết vùng. Phối hợp triển khai thực hiện các Chương trình hỗ trợ đầu tư các dự án liên kết vùng giai đoạn 2021 - 2025 (nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi,...), trong đó ưu tiên các dự án trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi, quản lý và bảo vệ tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu,... và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách vùng.

đ) Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan trong việc nghiên cứu hình thành không gian phát triển các “cụm vùng”, “tiểu vùng” phù hợp kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

e) Chủ động tham mưu Ủy ban nhân thành phố theo thẩm quyền ban hành kịp thời các văn bản để điều chỉnh các hoạt động/nhiệm vụ liên quan tới vấn đề phát triển vùng và liên kết vùng.

3. Sở Giao thông vận tải

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ