Kế hoạch 1233/KH-TLĐ năm 2008 về thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 1233/KH-TLĐ
Ngày ban hành 17/07/2008
Ngày có hiệu lực 17/07/2008
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Đặng Ngọc Tùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1233/KH-TLĐ

Ngày 17 Tháng 7 Năm 2008

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ 22-CT/TW (5/6/2008) CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HOÀ, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Ngày 5/6/2008 Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Đây là một chủ trương quan trọng của Đảng nhằm ổn định môi trường đầu tư, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp.

Để triển khai có hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Kế hoạch thực hiện trong các cấp công đoàn như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nghiên cứu quán triệt sâu sắc nội dung của Chỉ thị tới các cấp công đoàn và cán bộ, đoàn viên, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, góp phần tích cực vào việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, tiến bộ trong các doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích các bên quan hệ lao động và ích lợi của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư phải gắn liền với công tác phát triển đoàn viên, phát triển công đoàn cơ sở, củng cố và xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, nâng cao hiệu quả công tác công đoàn tham gia xây dựng Đảng.

- Mỗi cấp công đoàn phải có kế hoạch triển khai cụ thể, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời và phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư trong các cấp công đoàn.

1.1. Tổ chức Hội nghị BCH TLĐ và Hội nghị cán bộ tổ chức LĐLĐ các tỉnh thành phố, CĐ ngành TW, CĐ các TCTy trực thuộc TLĐ (kết hợp tổng kết chương trình phát triển một triệu đoàn viên giai đoạn 2003 – 2008) để nghiên cứu quán triệt Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư và triển khai kế hoạch thực hiện của Đoàn chủ tịch TLĐ.

 Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Chỉ thị và kế hoạch thực hiện của Đoàn Chủ tịch TLĐ trong các cấp công đoàn và CNVCLĐ, đoàn viên CĐ

 1.2- Tiểu ban Văn kiện và Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam nghiên cứu đưa những nội dung Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư vào Dự thảo Văn kiện và Dự thảo Sửa đổi, bổ sung Điều lệ trình Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn và Đại X CĐVN.

 1.3- Kết hợp chặt chẽ quá trình triển khai nghiên cứu, tổ chức thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và Kế hoạch của Đoàn Chủ tịch TLĐ với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là PL về lao động và CĐ trong CNVCLĐ bằng các hình thức thiết thực, cụ thể phù hợp với từng đối tượng, chú ý CNLĐ trẻ, CNLĐ trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 2. Tiến hành tổng kết công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của CĐ tại doanh nghiệp.

 2.1- LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW, CĐ các TCTy trực thuộc TLĐ tổ chức tổng kết Thông tri 01TTr/TLĐ ngày 27/10/2006 của Đoàn Chủ tịch TLĐ về xây dựng công đoàn cơ sở và công đoàn vững mạnh, trong đó đặt trọng tâm làm rõ mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp.

 Công đoàn cấp trên cơ sở, đặc biệt công đoàn cấp quận, huyện, công đoàn các khu công nghiệp tiến hành tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệp, phổ biến học tập nhân rộng các điển hình một cách cụ thể, thiết thực.

 2.2- Các cấp công đoàn xây dựng chỉ tiêu phấn đấu về củng cố công đoàn cơ sở nhằm tăng tỷ lệ công đoàn cơ sở vững mạnh thực chất, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu về xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh mà Đại hội công đoàn các cấp đã có Nghị quyết thông qua.

 2.3 Tổng Liên đoàn chủ trì phối hợp cùng các cơ quan hữu quan ban hành Hướng dẫn khung về xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trên tinh thần hợp tác, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước theo phương châm “các bên cùng được hưởng lợi từ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”. Trên cơ sở đó, CĐ cấp cơ sở tiến hành xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và thúc đẩy thương lượng, ký kết và thực hiện tốt Thoả ước lao động tập thể.

 2.4- Tổng Liên đoàn chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành khảo sát thực tế quá trình thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể ở một số loại hình doanh nghiệp, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, khu công nghiệp. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm đề xuất hoàn chỉnh các quy định của pháp luật về nội dung, quy trình thương lượng, ký kết và tổ chức thực hiện thoả ước lao động tập thể. Đồng thời, thông qua hoạt động này làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ đối với cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

 3. Nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo, bồi dưỡng và có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

 3.1- Tiếp tục triển khai thực hiện NQ 03/NQ-TLĐ về đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đã được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khoá IX thông qua.

 3.2- Các cấp ngay sau đại hội nhiệm kỳ, triển khai kế hoạch mở lớp huấn luyện cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp theo nội dung của bộ tài liệu: “Xây dựng quan hệ lao động hài hoà tại doanh nghiệp”. Phải coi công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở là nhiệm vụ ưu tiên, tập trung của mỗi cấp CĐ kể cả đầu tư cán bộ chỉ đạo, tài chính và các điều kiện đảm bảo khác, phấn đấu 100% cán bộ công đoàn cơ sở trong quý I/2009 được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng thương lượng và nội dung xây dựng quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

 3.3- Đầu tư kinh phí và cán bộ nghiên cứu, biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu, cẩm nang công tác đến cơ sở, giúp cán bộ công đoàn tự học tập, nghiên cứu và vận dụng thực hiện trong công tác công đoàn tại doanh nghiệp.

 Đoàn Chủ tịch giao Ban Tổ chức, Viện Công nhân và Công đoàn, Trường Đại học Công đoàn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng là các cơ quan đầu mối trong việc nghiên cứu, biên soạn và phát hành các tài liệu phục vụ công tác của cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp. Trong nhiệm kỳ Đại hội X CĐVN đảm bảo 100% đơn vị công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có các tài liệu cơ bản để học tập và công tác.

 3.4- Tổng Liên đoàn chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu và ban hành các quy định về biên chế, tuyển dụng, bố trí công tác, trả lương và phụ cấp cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Phấn đấu trong nhiệm kỳ Đại hội X CĐVN (2008 – 2013) cơ bản khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ công đoàn cơ sở. Sơ kết, rút kinh nghiệm và đề xuất với Ban Bí thư về cơ chế, chính sách tuyển dụng học sinh tốt nghiệp các trường đào tạo của công đoàn đưa về cơ sở làm cán bộ công đoàn chuyên trách để tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn tới.

 Nghiên cứu, điều chỉnh tỷ lệ phân phối quỹ công đoàn các cấp theo hướng: Tất cả vì cơ sở, tất cả vì đoàn viên và người lao động. Trong đó sơ kết việc thí điểm hoạt động của Quỹ bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở tại một số tỉnh thành phố để rút kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện trong phạm vi cả nước.

 Có kế hoạch đầu tư hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo cán bộ công đoàn và các trường công đoàn.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ