Kế hoạch 122/KH-UBND về điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 29/05/2018
Ngày có hiệu lực 29/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, PHỤ TÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2018

Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 3 tháng 8 năm 2016 của HĐND Thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của thành phố Hà Nội;

Căn cứ Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của UBND thành phố Hà Nội;

Thực hiện Chương trình công tác số 15/CTr-UBND ngày 15/01/2018, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Thu thập thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ cho việc tổng hợp số liệu xuất, nhập khẩu hàng hóa chung của Thành phố.

- Điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng; những thế mạnh hay khó khăn, tồn tại của doanh nghiệp xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng trên địa bàn thành phố Hà Nội; đề xuất với các cấp có thẩm quyền về một số vấn đề liên quan đến chủ trương chính sách phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo định hướng phát triển văn minh hiện đại, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

- Triển khai đồng bộ, tổ chức thực hiện Kế hoạch tại các cấp, tổng hợp báo cáo đúng thời gian quy định.

- Tổ chức điều tra, khảo sát đúng đối tượng, bảo đảm số liệu chính xác, phản ánh đúng thực trạng.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN ĐIỀU TRA

1. Đối tượng điều tra

- Khối doanh nghiệp: khoảng 700 - 800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng.

- Cá nhân: khoảng 700 - 800 người là doanh nhân, cán bộ quản lý, nhà khoa học...

2. Phạm vi điều tra, khảo sát

- Phạm vi: trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Địa điểm: Tổ chức điều tra, khảo sát đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng hiện có trên địa bàn thành phố Hà Nội (bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp phục vụ xuất khẩu; các doanh nghiệp thương mại chuyên hoạt động dịch vụ xuất, nhập khẩu) hoạt động ít nhất từ tháng 01/2015 đến nay.

3. Phương pháp điều tra

- Thu thập thông tin thứ cấp: Sở Công Thương gửi công văn, đề cương báo cáo khảo sát đến các doanh nghiệp theo danh sách điều tra, các sở, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề có liên quan, yêu cầu phối hợp và cung cấp thông tin tình hình hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2017.

- Thu thập thông tin sơ cấp, gồm:

+ Phương pháp gián tiếp: Sở Công Thương gửi công văn và email gồm phiếu điều tra, các tài liệu liên quan đến các doanh nghiệp, cá nhân trong danh sách điều tra khảo sát, yêu cầu xử lý phiếu điều tra và gửi lại cho Đoàn khảo sát.

+ Phương pháp trực tiếp: điều tra viên đến phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, các cá nhân trong danh sách điều tra khảo sát theo nội dung của phiếu điều tra.

4. Thời gian điều tra, khảo sát

- Thời điểm điều tra: từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2018.

- Thời kỳ điều tra: Số liệu thu thập tại Phiếu điều tra trong 03 năm từ năm 2015 đến hết năm 2017.

- Thời gian chuẩn bị và thu thập thông tin: Chuẩn bị để điều tra: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018; Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp: từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2018; Tổng hợp và xử lý kết quả: từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2018 (Phụ lục kèm theo)

III. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA

[...]