Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình của thành phố Hà Nội đến năm 2030

Số hiệu 121/KH-UBND
Ngày ban hành 18/05/2021
Ngày có hiệu lực 18/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/KH-UBND

Hà Ni, ngày 18 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1848/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030; Công văn số 7257/BYT-TCDS ngày 25/12/2020 của Bộ Y tế triển khai thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030; Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình của thành phố Hà Nội đến năm 2030, cụ th như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Đảm bảo đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện có chất lượng các dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 76% vào năm 2025, đạt 78% vào năm 2030, mỗi năm phấn đu giảm 2/3 số vị thành viên, thanh niên có thai ngoài ý mun.

b) 80% cơ sở cung cấp dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 95% vào năm 2030.

c) 100% cấp xã, phường tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, tdân phố vào năm 2025 và duy trì năm 2030.

d) 95% Trạm Y tế tuyến xã có đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 100% vào năm 2030.

đ) 100% cấp quận, huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025 và duy trì năm 2030.

e) 100% cấp xã, phường thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi: Thực hiện trong phạm vi thành phố Hà Nội.

2. Đối tưng

a) Đối tượng thụ hưởng: Nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng vị thành niên, thanh niên, người lao động tại địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề.

b) Đối tượng tác động: Người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội; ban, ngành đoàn thể; cán bộ Y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chương trình.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình tại địa phương

a) Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình cho cơ sở, có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn.

b) Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tổ chức Hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo. Tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình.

2. Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

a) Định kỳ cung cấp thông tin về tình hình công tác dân số cho lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ Kế hoạch gia đình:

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung của Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc chuyển hướng chính sách dân số từ tập trung vào Kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số. Đặc biệt tập trung tuyên truyền, vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 02 con, phấn đấu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn Thành phố.

- Các cơ quan Báo, chí và Đài Phát thanh và Truyền hình, Đài Phát thanh, Khoa Truyền thông Giáo dục thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tăng cường phát sóng, đăng tải các tin, bài, phóng sự,... về cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản, thực hiện các biện pháp tránh thai và nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân quan tâm tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình. Tiếp tục triển khai thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.

b) Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, chú trọng kênh thông tin đại chúng; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về Kế hoạch hóa gia đình; lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các chương trình, đề án khác,... tại địa phương.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động các hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục. Nâng cao hiệu quả truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại để cung cấp thông tin, tư vấn về dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình qua internet, trang điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động,... Sử dụng hợp lý các loại hình văn hóa, văn nghệ, giải trí. Phát huy vai trò của người có ảnh hưởng với công chúng, gia đình và dòng họ như những người nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hóa, nghệ thuật... Ngoài ra, cũng cần quan tâm các hoạt động truyền thông trực tiếp tại nhà, tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, tổ dân phố...

[...]