Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị Quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử của tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 12/KH-UBND
Ngày ban hành 04/02/2016
Ngày có hiệu lực 04/02/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Lê Văn Dung
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36a/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ Quy định các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình Phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 25/06/2015 về việc thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP,

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ gồm các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Tổ chức trin khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết s 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ, đồng thời cụ thể hóa các nội dung, giải pháp để triển khai xây dựng Chính quyền điện tử đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Từng bước nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Xây dựng một nền hành chính điện tử đồng bộ, hiện đại từ cấp tỉnh đến cơ sở, hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, tạo môi trường làm việc điện tử diện rộng, ổn định, an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giảm thời gian, chi phí cũng như nâng cao tính minh bạch trong hoạt động các cơ quan Nhà nước của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị phải xác định việc quán triệt đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài; là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các khâu đột phá chiến lược, cần được chú trọng, ưu tiên trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương từ đó tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ở cơ quan, đơn vị mình.

- ng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công mức độ cao, hiệu quả, nhanh chóng, thân thiện trên diện rộng, trước hết là trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên và môi trường.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tt hơn. Công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Cải cách toàn diện ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phấn đấu đến hết năm 2016, Ninh Bình nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước.

- Tng bước hình thành khu và các phân khu Công nghệ thông tin tập trung với các ngành công nghiệp công nghệ thông tin phát triển đều trên các lĩnh vực phn cứng, phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT; cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với các cơ chế chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước đến đầu tư; đóng góp một phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm và ngân sách của tỉnh.

2. Các mục tiêu cụ thể

- Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ cấp tỉnh đến tất cả các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.

- Thiết lập Cổng dịch vụ công của tỉnh tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử (Một cửa điện tử của tỉnh) trên cơ sở hình thành từ các trang thông tin điện tử của các cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính công, tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân và doanh nghiệp trong quá trình sử dụng dịch vụ hành chính công.

- ng dụng CNTT gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

- Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ; đáp ứng sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Kết nối băng thông rộng, chất lượng cao đến 100% các xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục. Triển khai và sử dụng hiệu quả mạng diện rộng của tỉnh, mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan đảng và nhà nước.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhân lực công nghệ thông tin cho tỉnh.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

[...]