Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2020 về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 116/KH-UBND
Ngày ban hành 02/07/2020
Ngày có hiệu lực 02/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 116/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 02 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tquốc gia giai đoạn 2021-2025”; theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2017/TTr-SCT ngày 22/6/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn tnh, đưa thương mại điện tử trở thành một hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động tiêu dùng hàng ngày của người dân; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực canh tranh của tỉnh; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Yêu cầu:

- Hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2021 - 2025 phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cùng thời kỳ, gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển TMĐT, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch; tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên địa bàn tnh, phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025; đòng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu theo kế hoạch đề ra.

- Phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển thương mại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm thị trường cho hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp của tỉnh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển, ứng dụng TMĐT gắn liền với việc ứng dụng và phát triển cơ sở hạ tng kỹ thuật về công nghệ thông tin truyn thông của tỉnh.

- Tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ hoạt động TMĐT của tỉnh có trọng tâm, trọng điểm, tập trung chủ yếu vào các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của tỉnh, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như nông sản tiêu biểu, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP của tỉnh. Huy động, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư hạ tầng TMĐT, đẩy mạnh ứng dụng TMĐT.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng hạ tầng, triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của tỉnh, đưa Quảng Ninh trở thành tnh có thtrường TMĐT phát triển trong tốp đầu, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người dân về vai trò, lợi ích và kỹ năng ứng dụng TMĐT trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.

- Triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh, đưa TMĐT trở thành một hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan nhà nước và đại bộ phận doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh....

- Xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tỉnh thông qua ứng dụng TMĐT.

- Khai thác, huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong hoạt động xúc tiến thương mại và TMĐT góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và nhân dân trong tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể (cần đạt được vào năm 2025)

2.1. Về quy mô thị trường TMĐT:

a) Đạt tỷ lệ 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến.

b) 50% siêu thị, trung tâm mua sắm, cơ sở phân phối hiện đại, các hộ gia đình và cá nhân sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền măt trong mua săm, tiêu dùng.

c) Doanh số giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C) tăng bình quân 15%/năm.

2.2. Về ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp:

a) 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu, bán sản phẩm của doanh nghiệp.

b) 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các phương tiện điện tử; 90% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử.

c) Giá trị giao dịch TMĐT của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ưên địa bàn chiếm 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.

d) 100% siêu thị, trung tâm thương mại và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép khách hàng thanh toán không dùng tiên mặt.

[...]