Kế hoạch 1159/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 1159/KH-UBND
Ngày ban hành 21/03/2022
Ngày có hiệu lực 21/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Mai Sơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1159/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 21 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1.000 NGÀY ĐẦU ĐỜI NHẰM PHÒNG, CHỐNG SUY DINH DƯỠNG BÀ MẸ, TRẺ EM, NÂNG CAO TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT NAM” TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2030

Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em

- Đến năm 2025: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 18,5%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 10%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 5%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 25%.

- Đến năm 2030: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 16.0%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 8,0%; tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500 gram) dưới 4%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai dưới 20%.

2.2. Nâng cao tỷ lệ thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ.

- Đến năm 2025: Tỷ lệ bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm 85%; tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 45%; tỷ lệ bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn 70%; tỷ lệ bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách 75%

- Đến năm 2030: Tỷ lệ bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm là 90%; tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 50%. Tỷ lệ bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn là 80%; tỷ lệ bà mẹ cho trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi ăn bổ sung đúng cách 85%.

II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Nghiên cứu, vận dụng các văn bản chính sách, pháp luật đã được ban hành về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, trong đó có chính sách hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi, có chính sách ưu tiên tại các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và các Ban ngành liên quan:

+ Triển khai thực hiện Chỉ thị 46/CT-TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.

+ Quán triệt, triển khai thực hiện Luật trẻ em, Nghị định số 100/2014/NĐ- CP của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và ngậm nhân tạo; Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất vào thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến dinh dưỡng và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ đồng thời tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị định trên.

+ Thực hiện chính sách về Bảo hiểm y tế đáp ứng chi trả dịch vụ tư vấn và điều trị phục hồi cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng.

+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Đưa các chỉ tiêu dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời, đặc biệt là chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thấp còi vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Lồng ghép các chỉ tiêu về dinh dưỡng trong chương trình này với các chỉ tiêu về dinh dưỡng của các chương trình liên quan tại địa bàn.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; chú trọng phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tổ chức thực hiện.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng, thực hiện kế hoạch và hệ thống chỉ tiêu, bổ sung kinh phí, thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

2. Về thông tin, truyền thông và vận động thay đổi hành vi về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đảm bảo sự cam kết và ủng hộ của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện kế hoạch.

- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ phóng viên và cán bộ làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao năng lực tuyên truyền, phổ biến về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời đến các tầng lớp nhân dân.

- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ và các thành viên trong gia đình về lợi ích của việc khám thai định kỳ, chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai; cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 01 giờ đầu sau sinh; bú sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu; bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn; cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm và hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng; định kỳ theo dõi tăng trưởng của trẻ...

- Đa dạng hoá loại hình, phương thức truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng, tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh thông tin giáo dục truyền thông, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức của cộng đồng, phụ nữ mang thai, bà mẹ và người chăm sóc trẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai, đang cho con bú và trẻ dưới 24 tháng tuổi.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng để nâng cao nhận thức cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng về tầm quan trọng của sự phát triển toàn diện của trẻ trong giai đoạn đầu đời, đặc biệt là trong 1.000 ngày vàng để nâng cao thể chất, trí tuệ cho trẻ.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ