Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 109/KH-UBND
Ngày ban hành 09/10/2020
Ngày có hiệu lực 09/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Cà Mau, ngày 09 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17/CT-TTG NGÀY 13/4/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tnh có nhiều chuyển biến tích cực, việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân được quan tâm triển khai thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) được tiến hành thường xuyên. Kết quả là đã làm hạn chế được các bệnh lây truyền qua thực phẩm và các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính. Tuy nhiên, thói quen lạm dụng, sử dụng thuc bảo vệ thực vật không đúng quy trình, không rõ ngun gc vẫn còn ph biến.

Thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, thực phẩm không an toàn vẫn còn. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm hỗ trợ sức khỏe, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng vi phạm pháp luật, đặc biệt trên mạng xã hội diễn biến hết phức tạp, khó quản lý; công tác phối hợp và triển khai thực hiện việc kiểm soát ATTP còn nhiều bất cập; việc xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh không đảm bảo chất lượng ATTP còn gặp nhiều khó khăn.

Vi mục tiêu góp phần làm giảm thực phẩm không an toàn, tạo sự an tâm, tin tưởng cho ngưi tiêu dùng. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới (sau đây gọi tt là Chỉ thị s 17) trên địa bàn tỉnh vi các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Kiểm soát tổng thể về ATTP từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có tác động rõ rệt và toàn diện ti việc cải thiện tình trạng ATTP tại tỉnh Cà Mau trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

- Phổ biến, quán triệt nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 17.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng.

2.2. Mục tiêu 2: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Kiểm soát tốt tình hình ô nhiễm thực phẩm tại các chợ.

2.3. Mục tiêu 3: Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính và các bệnh truyền qua thực phẩm.

2.4. Mục tiêu 4:

- Thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn. Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ.

- Ngăn chặn việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và giảm thiểu khả năng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản trong thực phẩm.

2.5. Mục tiêu 5: Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

II. CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm về chỉ đạo điều hành

1.1. Nội dung

Chính quyền và đoàn thể các cấp là đối tượng trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động đảm bảo ATTP. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp phải chịu trách nhiệm khi đxảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn quản lý.

1.2. Giải pháp thực hiện

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền và Đoàn thể các cấp đối với công tác bảo đảm ATTP. Đưa chỉ tiêu bảo đảm ATTP vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Hội đồng nhân dân và chương trình hành động của Ủy ban nhân dân các cấp để chủ động xây dựng Kế hoạch, có giải pháp triển khai thực hiện phù hp tại địa phương.

- Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp, nâng cao vai trò của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo.

- Tổ chức tốt các hoạt động phối hp liên ngành, trong đó ngành Y tế làm đầu mối; phối hp chặt chẽ giữa các ngành trong việc chia sẻ thông tin, phối hp quản lý ATTP.

- Tổ chức Đảng và Chính quyền các cấp, kể cả khóm, ấp và các cơ quan, đơn vị phải xem việc đảm bảo ATTP là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị mình.

2. Nhóm về nguồn lực

2.1. Nhân lc

[...]