Kế hoạch 05/KH-UBND về triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2021

Số hiệu 05/KH-UBND
Ngày ban hành 12/01/2021
Ngày có hiệu lực 12/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 05/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM TRA, HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2021

Trong những năm qua, công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm đã được các Sở, ngành và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai mạnh mẽ. Các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm đã góp phần ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần làm thị trường thực phẩm an toàn hơn; đồng thời qua công tác kiểm tra, hậu kiểm đã có những đề xuất giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và ở tỉnh chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sự cố về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP). Năm 2020 tuy có bị ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, nhưng hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP của các cơ quan đã được thực hiện cơ bản theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Thực hiện Kế hoạch số 2069/KH-BCĐTƯATTP ngày 30/12/2020 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2021,

Để phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm nhằm bảo đảm ATTP cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm về ATTP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2021 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm; đánh giá công tác quản lý nhà nước về ATTP của các cấp, các ngành theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và ATTP tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát hoạt động quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, và sản phẩm rau củ quả, thủy sản, sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm v.v…và các sản phẩm thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm quản lý của các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo ATTP đúng theo quy định của pháp luật.

3. Đánh giá tình hình về ATTP đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý.

4. Thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về ATTP (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, việc tự công bố sản phẩm, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm).

5. Công tác kiểm tra, hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

6. Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP và công tác phòng chống dịch Covid-19, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong bảo đảm ATTP.

II. Yêu cầu

1. Công tác kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung kiểm tra, hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra và kiểm soát ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt là các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, lễ hội và các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm phải được thực hiện thường xuyên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.

2. Kiểm tra, hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, đánh giá nội dung ghi nhãn và chỉ tiêu an toàn cơ sở tự công bố/đăng ký bản công bố sản phẩm (hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp luật cơ sở công bố áp dụng). Hoạt động hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm được thực hiện thường xuyên tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về tự công bố sản phẩm.

3. Tăng cường xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các phương tiện đại chúng và tại các hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm; lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng, các chỉ tiêu ATTP, tập trung lấy mẫu các sản phẩm có nguy cơ pha trộn trái phép chất tân dược, chất cấm thuộc nhóm các sản phẩm: hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ mãu, tăng/giảm cân…(lấy mẫu tại cơ sở sản xuất, kinh doanh).

4. Tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, hậu kiểm. Việc triển khai kiểm tra, hậu kiểm của Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo trách nhiệm quản lý đối với sản phẩm/nhóm sản phẩm tại phụ lục II, III, IV và Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018; tập trung sản phẩm/nhóm sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phân cấp cho địa phương cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tự công bố sản phẩm, tiếp nhận bản công bố sản phẩm.

5. Hoạt động kiểm tra phải bảo đảm tuân thủ tuyệt đối về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Đối tượng kiểm tra, hậu kiểm

1. Đối với cơ quan quản lý ATTP

Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP và các cơ quan quản lý về ATTP các cấp: tỉnh, huyện, xã.

2. Đối với cơ sở thực phẩm

Kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và ATTP tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố và các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, và sản phẩm rau củ quả, thủy sản, sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm v.v…

3. Đối với sản phẩm thực phẩm

Kiểm tra, hậu kiểm các nhóm hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; nước uống đóng chai, nước đá uống; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; phụ gia thực phẩm...

[...]