Thứ 7, Ngày 09/11/2024

Kế hoạch 1045/KH-UBND năm 2017 về kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của đơn vị kinh tế trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Số hiệu 1045/KH-UBND
Ngày ban hành 29/11/2017
Ngày có hiệu lực 29/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Quận Phú Nhuận
Người ký Võ Thành Minh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN PHÚ NHUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1045/KH-UBND

Phú Nhuận, ngày 29 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA ĐƠN VỊ KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NĂM 2018

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 5 năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 06 tháng 9 năm 2016 về ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập. Ủy ban nhân dân quận xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật sau đăng ký thành lập đối với các đơn vị kinh tế trên địa bàn quận năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; động viên, khuyến khích các đơn vị kinh tế chấp hành đúng pháp luật, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chăm lo tốt chế độ chính sách cho người lao động. Qua kiểm tra, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, tình hình thực hiện chính sách pháp luật, nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp; tập trung kiểm tra các đơn vị kinh doanh ngành nghề có điều kiện, các doanh nghiệp sử dụng đông lao động. Kiên quyết xử lý theo quy định đối với các đơn vị kinh tế đã được hướng dẫn, nhắc nhở nhưng không khắc phục hoặc tái phạm.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, SỐ LƯỢNG KIỂM TRA:

1. Đối tượng kiểm tra: Các đơn vị kinh tế: Công ty Cổ phần, Công ty TNHH Một thành viên, Hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Chi nhánh, Hợp tác xã và Hộ kinh doanh.

2. Nội dung kiểm tra:

- Về pháp nhân kinh doanh (Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, công bthông tin đăng ký doanh nghiệp, Sổ đăng ký thành viên (đối với công ty TNHH), Sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần), Điều lệ công ty, Giấy Chứng nhận góp vốn).

- Báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng, quý... điều tra thống kê hàng năm, tài chính hàng năm.

- Cập nhật sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn, thực hiện việc kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Giao kết hợp đồng lao động, lập sổ quản lý lao động; xây dựng thang bảng lương, nội quy lao động, báo cáo tai nạn lao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các chế độ Bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp) và chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động; lập sổ chi lương, bảng chấm công, thực hiện kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư... có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (nếu có),...

- Treo gắn biển hiệu, bảng quảng cáo, các điều kiện kinh doanh (karaoke; in ấn, thông tin truyền thông, Internet).

- Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy, trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo quy định,...

- Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm (kinh doanh ăn uống)...

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý về môi trường, các biện pháp quản lý, xử lý đối với các nguồn thải, chế độ báo cáo, lấy mẫu nguồn thải để phân tích (nước thải, khí thải...), xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng tổ chức công đoàn đối với các đơn vị có hội đủ điều kiện thành lập theo quy định.

- Kiến nghị những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tùy theo mức độ vi phạm của đơn vị kinh tế, Đoàn kiểm tra nhắc nhở chấn chỉnh và cho thời gian khắc phục; tái kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm đã nhắc nhở nhưng không khắc phục.

3. Niên độ kiểm tra: Năm trước của thời điểm kiểm tra đối với báo cáo tài chính năm và báo cáo hoạt động của các đơn vị kinh tế.

4. Số lượng kiểm tra:

Từ 250 đến 300 đơn vị kinh tế (gồm doanh nghiệp và hộ kinh doanh).

5. Thành phần Đoàn kiểm tra: đại diện các đơn vị: Thanh tra quận, Liên đoàn Lao động quận, Phòng Kinh tế, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thông tin, Chi cục Thuế Phú Nhuận, Chi cục Thống kê, Đội Quản lý thị trường quận, Bảo hiểm xã hội quận, Công an và Ủy ban nhân dân phường sở tại.

6. Thành phần tiếp đoàn kiểm tra quận:

Người đại diện pháp luật của các đơn vị kinh tế (hoặc người được ủy quyền hợp pháp), Giám đốc, Kế toán trưởng (hoặc Kế toán tổng hợp), đại diện bộ phận Hành chính Quản trị nhân sự, Công đoàn (nếu có).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các bước thực hiện:

[...]