ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 104/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền
vững Việt Nam, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến
lược như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích:
Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm,
giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện đối với các sở, ban, ngành,
UBND quận, huyện, thị xã, các tổng công ty, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố
trong giai đoạn 2012 – 2020 nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển bền
vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
2. Yêu cầu:
- Quán triệt quan điểm, mục tiêu, các định hướng ưu tiên
của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; gắn nhiệm vụ
triển khai thực hiện Chiến lược với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội Thủ đô.
- Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện có hiệu quả các giải
pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chỉ đạo,
thường xuyên đôn đốc, kiểm tra trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược.
II. Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu
1. Mục tiêu tổng quát
Kinh tế Thủ đô tăng trưởng bền vững, đảm bảo tiến bộ,
công bằng xã hội, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả, bảo vệ
môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
2. Một số chỉ tiêu, mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020
(1) Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2011 – 2020
đạt 11,5 – 12%/năm. Đến năm 2020 GRDP/người đạt khoảng 7.100 – 7.500 USD/năm.
(2) Chuyến dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu kinh tế theo hướng
dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp; dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng
yếu trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế: Dịch
vụ 55,5% - 56,5%; Công nghiệp – xây dựng 41 – 42%; Nông nghiệp 2 – 2,5%.
(3) Phát triển giáo dục và đào tạo trở thành trung tâm
đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực. Đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia: 65 – 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 70 – 75%.
(4) Xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể.
(5) Phát triển sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng tuổi thọ bình quân, giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân còn dưới 8%; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân 1,4 – 1,8%/năm.
(6) Đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới, phấn đáu 2/3 số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020.
(7) Xây dựng Thành phố xanh, sạch đẹp, văn minh.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được cải tạo và xây dựng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội. Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35 – 45% nhu cầu
đi lại của nhân dân; đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước sạch đô thị; bình
quân cấp nước đô thị đạt 150 – 180 lít/người/ngày đêm; phấn đấu trước năm 2020
khắc phục tình trạng úng ngập trong đô thị trung tâm; tỷ lệ thu gom và xử lý
rác thải trong ngày ở nội thành đạt 100%; ngoại thành 80%; diện tích nhà ở đô
thị đạt 25 – 30m2/người; diện tích cây xanh đạt 10 – 12%m2/người
đến năm 2020
(8) 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng
công nghệ thân thiện môi trường hoặc trang bị thiết bị xử lý chất thải đạt tiêu
chuẩn môi trường; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn
môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất và các cụm công nghiệp có hệ thống
xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
3.
Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
3.1. Nhiệm vụ trọng tâm
a) Khai thác hiệu quả các tiềm
năng, lợi thế so sánh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao chất
lượng tăng trưởng, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh.
- Nâng cao sức
cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp mũi nhọn; khuyến khích phát triển công
nghệ phụ trợ. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ
sạch: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu.
Di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm. Từng bước chuyển đổi chức
năng sang dịch vụ công cộng, công nghiệp sạch, công nghệ cao đối với các khu
công nghiệp nằm trong các cụm công nghiệp đang tồn tại trong khu vực vành đai
xanh tiếp tục cho tồn tài nhưng hạn chế phát triển, từng bước chuyển đổi sang
công nghệ cao, sạch cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Tiếp tục thực
hiện triển khai xây dựng và hoạt động các khu công nghệ cao, khu công nghiệp đã
được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và đưa vào quy hoạch phát triển các Khu
công nghiệp trên cơ sở công nghiệp sạch. Đối với các cụm công nghiệp làng nghề:
xác định phương thức phát triển phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn, đáp ứng tiêu
chí phát triển bền vững; phát triển có kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát về vấn
đề môi trường. Ưu tiên tập trung phát triển các nghề truyền thống, có giá trị
văn hóa, lịch sử, thu hút du lịch...
- Phát triển các loại hình dịch vụ trình độ cao.
Xây dựng Hà Nội thành trung tâm hành chính – ngân hàng hành đầu ở khu vực phía
Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước. Củng cố vai trò là trung tâm du lịch,
trung tâm thương mại lớn của khu vực phía Bắc và cả nước. Nâng cao chất lượng dịch
vụ. Tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.
- Phát triển nông nghiệp theo hướng nền nông
nghiệp đô thị sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu
quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành
nông nghiệp theo hướng tích cực, hiệu quả; phát triển nông thôn bền vững. Xây dựng
và hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa chuyên canh quy mô lớn. Quy hoạch
và xây dựng các vùng rau an toàn, rau cao cấp, vùng hoa, cây cảnh, vùng cây ăn
quả… Xây dựng các vùng chuyên canh lúa có năng suất, chất lượng cao.
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng
hóa lớn, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất
lượng cao phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhanh chóng hình
thành các khu chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp tập trung, xa khu
dân cư, có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, bố
trí chủ yếu ở các huyện vùng trũng. Tận dụng toàn bộ các mặt nước, cải tạo một
phần diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng
trũng năng suất thấp để nuôi trồng thủy sản.
- Xây dựng nông thôn Hà Nội có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội ngày càng hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý
giữa nông nghiệp với công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và đô thị. Đảm bảo nông
thôn phát triển ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được
bảo vệ.
- Phối hợp với Bộ Công thương phát động và thực
hiện phong trào sử dụng tiết kiệm năng lượng nhằm xây dựng ý thức và hành động
tự giác của các doanh nghiệp, các tổ chức, các hộ gia đình về sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả năng lượng. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sử dụng năng
lượng tiết kiệm trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, thân thiện
với môi trường.
b) Đảm bảo an sinh và duy trì ổn đinh xã hội: đẩy
mạnh giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh tạo việc làm, thực hiện tốt các chính sách
an sinh xã hội. Phát triển bền vững các lĩnh vực văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục
– đào tạo, khoa học – công nghệ.
Quan tâm giải quyết việc làm nhằm ổn định cuộc sống,
tạo thu nhập chính đáng, lâu dài cho người dân. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề,
chú trọng đào tạo nghề dài hạn có địa chỉ, đào tạo theo nhu cầu thị trường, đào
tạo phục vụ cho xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm
cho khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Kêu gọi đầu tư xây dựng một số trường
đào tạo công nhân có trình độ quốc tế. Phát triển các trung tâm dịch vụ việc
làm, xây dựng hệ thống thông tin lao động – việc làm được cập nhật thường
xuyên.
Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phát triển kinh
tế tại các khu vực khó khăn, các địa bàn còn nhiều hộ nghèo và tiếp tục thực hiện
các chính sách hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ các hộ cận nghèo, xây dựng và mở rộng
thực hiện các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, bền vững phù hợp với điều kiện của
từng quận, huyện, thị xã. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội.
- Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch
sử. Xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có về văn hóa, thể thao nhằm
tăng cường hệ thống các thiết chế văn hóa, các trung tâm thể thao đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa. Tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây
dựng người Hà Nội thanh lịch – văn minh”.
- Phát triển khoa học – công nghệ gắn với phát
triển kinh tế tri thức. Phấn đấu để Hà Nội thực sự là trung tâm khoa học và
công nghệ lớn của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học và công nghệ của khu
vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực.
- Phát triển giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực
chất lượng cao. Giữ vững và nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục – đào tạo, là
nòng cốt cho xây dựng văn hóa người Hà Nội, xây dựng xã hội học tập và tạo tiền
đề phát triển kinh tế tri thức.
- Cải tạo, nâng cấp, duy trì chuẩn hệ thống cơ sở
y tế hiện có; hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo tuyến kỹ thuật từ quận,
huyện, thị xã đến thành phố với chất lượng cao, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Phát triển đồng bộ hệ thống y tế dự phòng, chuyên sâu và y tế phổ cập trên địa
bàn Thành phố Hà Nội đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân
dân Thủ đô. Xây dựng Hà Nội là trung tâm công nghệ cao về y học của cả nước, phấn
đấu bằng và vượt các nước tiên tiến trong khu vực về chất lượng, trình độ kỹ
thuật; một số lĩnh vực đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới. Phát triển
mạnh và có chọn lọc các trung tâm y tế chuyên sâu, áp dụng kỹ thuật tiên tiến
và hiện đại trong khám chữa bệnh, đảm bảo ngang bằng với các nước phát triển
trong khu vực. Dự kiến đầu tư xây dựng thành các cụm trung tâm y tế đa khoa hoặc
những tổ hợp nghiên cứu, khám chữa bệnh có tầm cỡ quốc tế tại các đô thị vệ
tinh và các huyện ngoại thành để di chuyển một số bệnh viện trong nội thành hoặc
thành lập các cơ sở mới. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ của
người dân, xây dựng được tập quán tốt về vệ sinh phòng bệnh; đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm.
c) Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên, khôi phục và cải thiện chất lượng môi trường, ứng phó hiệu quả với
biến đổi khí hậu.
- Phát triển, bảo vệ rừng với mục tiêu bảo vệ
môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch, bảo tồn quỹ gien. Làm tốt công tác quản
lý và bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng, hạn chế tới mức thấp nhất số vụ
cháy và phá rừng xảy ra trên địa bàn. Tích cực trồng rừng mới tập trung, trồng
cây phân tán, đẩy mạnh cải tạo diện tích rừng trồng hiện có. Kết hợp giữa trồng
rừng mới, cải tạo rừng với phát triển cây ăn quả tập trung phục vụ phát triển
du lịch sinh thái.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, quỹ
đất. Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên cho phát triển, trong
đó, chỉ phát triển các ngành, doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên đáp ứng
yêu cầu: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường. Quản lý chặt
chẽ đầu tư mới gắn với xử lý đồng bộ về môi trường, kiên quyết từ chối những dự
án không đáp ứng 3 yêu cầu trên, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ những ngành,
doanh nghiệp có phương án khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất.
Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế việc chuyển đổi đất
nông nghiệp, nhất là đất canh tác, đất trồng lúa 2 vụ. Kiên quyết dừng hoặc
chuyển đổi mục đích các dự án đô thị không phù hợp với quy hoạch chung của Thủ
đô. Kiên quyết việc thu hồi đất đã giao nhưng không triển khai thực hiện. Khắc
phục tình trạng để hoang hóa đất đai. Quản lý chặt chẽ việc phê duyệt các dự
án, tránh đầu tư tràn lan, không hiệu quả, tránh hiện tượng “quy hoạch treo”,
“dự án treo” gây lãng phí tài nguyên đất…
Nghiên cứu, ban hành quy trình, quy định thủ tục
đấu giá đất, đất xen kẹt trên địa bàn để đẩy nhanh tiến độ các dự án đấu giá đất,
huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
- Tổ chức và duy trì tốt công tác phân loại rác
đầu nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế rác thải theo công nghệ hiện đại.
Đến năm 2015 không còn tình trạng rác tồn đọng qua ngày, 30% phân loại rác tại nguồn;
hoàn thành khu xử lý rác thải Nam Sơn (giai đoạn 2), Sơn Tây (giai đoạn 2); một
số khu xử lý rác ở các huyện Chương Mỹ, Đông Anh, Mỹ Đức, Đan Phượng, Thạch Thất,
Phú Xuyên, Ba Vì; 1-2 nhà máy tái chế rác, nhà máy ép rác công suất 2000 tấn/ngày
đêm. Đồng thời xử lý ô nhiễm khí bụi, ô nhiễm nước sông Tô Lịch, Kim Ngưu. Tỷ lệ
thu gom và xử lý rác thải trong ngày ở nội thành đạt 100%, ngoại thành 80%. Đến
năm 2020, giảm tỷ lệ rác thải chôn lấp xuống còn khoảng 30%; 100% phân loại rác
thải đầu nguồn, xử lý ô nhiễm môi trường nước, sông, hồ, ao.
- Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm, thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức thi hành
pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nghiêm túc xử lý các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, cải thiện tình hình tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp,
khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng các phương án xử lý chất thải của
cơ sở mình. Áp dụng phổ biến nguyên tắc người gây thiệt hại đến môi trường phải
chịu trách nhiệm khắc phục, bồi thường.
- Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cải tạo, nâng cấp, nạo vét hệ thống sông, trục tiêu chính làm thông thoáng dòng
chảy, tăng khả năng tiêu thoát, giảm úng ngập và cải thiện ô nhiễm môi trường
nước. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình tưới thích ứng với điều kiện
thay đổi mực nước trên hệ thống sông Hồng vào mùa kiệt nhằm phục vụ chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.
Nâng cấp, củng cố hệ thống đê điều theo Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông
đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2068/QĐ-TTg ngày 09/12/2009; củng cố các tuyến kè, nhất là các tuyến kè trên
sông Hồng, sông Đuống; đảm bảo an toàn đê kè, hạn chế thiệt hại do mua lũ ngập
úng gây ra.
3.2. Giải pháp chủ yếu
a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên
các phương tiện thông tin đại chúng nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.
Mục tiêu đặt ra là để mỗi cán bộ, công chức, mỗi người dân đều nhận thức rõ
ràng phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp
chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư và mỗi
người dân. Từ đó, mỗi cá nhân, tổ chức có hành động thiết thực đóng góp cho mục
tiêu phát triển bền vững Thủ đô.
Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục về cả
hình thức và nội dung phù hợp với từng đối tượng: tổ chức các lớp tập huấn về sự
cần thiết, nội dung của phát triển bền vững; xây dựng các chương trình tuyên
truyền, giáo dục về BVMT, xây dựng các chuyên mục trên báo, thực hiện các phóng
sự, tọa đàm về hiện trạng môi trường cũng như các định hướng giải quyết ô nhiễm
môi trường của thành phố Hà Nội, tổ chức các cuộc giao ban báo chí về ô nhiễm
môi trường làng nghề và chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước các hồ nội
thành và tổ chức tuyên truyền vào các ngày liên quan đến môi trường như: Tuần lễ
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường như: Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường, giờ Trái đất, ngày Môi trường Thế giới…
b) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về
phát triển bền vững
- Tập trung xây dựng và tích cực triển khai thực
hiện Kế hoạch hành động của thành phố thực hiện Chiến lược phát triển bền vững
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; chủ động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện
phát triển bền vững theo các tiêu chí, chỉ tiêu PTBV đề ra. Xây dựng cơ chế,
chính sách theo hướng huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong thực
hiện PTBV. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội,
xã hội – nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, cộng đồng doanh nghiệp trong thực
hiện PTBV, trong tư vấn, phản biện và kiến nghị chính sách về PTBV. Đồng thời,
tạo điều kiện để mỗi cá nhân, cộng đồng trong xã hội đều có cơ hội được tham
gia đóng góp và hưởng lợi trong quá tringh thực hiện phát triển bền vững.
- Coi trọng công tác quy hoạch, khuyến khích các
tổ chức, chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trên cơ sở quy hoạch xây dựng
đã được Thủ tướng phê duyệt. Khẩn trương lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết, các quy hoạch ngành và quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội quận, huyện, thị xã. Trong quá trình quy hoạch, chú ý rà
soát, khớp nối, điều chỉnh, bổ sung các đồ án quy hoạch ngành, quy hoạch quận,
huyện, thị xã; các dự án phát triển đô thị, khu dân cư, dự án hạ tầng đô thị và
các dự án khác gắn kết hài hòa, đồng bộ trong tổng thể chung giữa đô thị trung
tâm với các đô thị vệ tinh và với các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Chú trọng lồng ghép nội dung phát triển bền vững
trong các quy hoạch, kế hoạch được xây dựng.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch. Xây dựng
quy chế quản lý quy hoạch, cơ chế giám sát thực hiện quy hoạch, trên cơ sở đó đẩy
mạnh phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và thực hiện quy hoạch cho cấp
quận, huyện, thị xã. Đồng thời công bố công khai quy hoạch cho các tổ chức, cá
nhân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch.
c) Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài
chính để thực hiện phát triển bền vững
rà soát và hoàn thiện các cơ chế, chính sách đẩy
mạnh xã hội hóa, thu hút vốn trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển, đặc biệt
là trong các lĩnh vực: xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu công
nghệ cao, khuyến khích các ngành, lĩnh vực dịch vụ trình độ cao chất lượng cao
và bảo vệ môi trường.
Nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất
thoát trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tiếp tục thực hiện
nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy vai trò tác động kích
thích, thúc đẩy trong phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các khoản đầu
tư từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách. Xác định rõ các trọng tâm,
trọng điểm để tập trung đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch
cơ câu kinh tế theo đúng định hướng và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Triển khai mạnh công tác giám sát cộng đồng trong đầu tư trên địa bàn thành phố.
Tăng cường quản lý thu, chống thất thu ngân sách
nhằm tăng nguồn tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
bền vững.
d) Đào tạo và thu hút sử dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao cho thực hiện phát triển bền vững
- Đẩy mạnh xã hội hóa kết hợp với tăng tỷ lệ đầu
tư ngân sách nhà nước để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm phát triển
nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng
đội ngũ chuyên gia tại các bộ, ngành Trung ương, các trường đại học, viện
nghiên cứu…; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực
chủ yếu, mũi nhọn.
Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực
với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô; từng bước phát triển kinh tế tri
thức.
- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng,
đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.
- Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp,
cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố. Mở rộng đào tạo nghề; hoàn thành xây dựng trung
tâm đào tạo nghề quy mô lớn tại Đông Anh; kêu gọi đầu tư xây dựng một số trường
đào tạo công nhân có trình độ quốc tế….
g) Khai thác, phát huy tiềm lực khoa học công
nghệ (KHCN), coi đó là động lực và nền tảng cho thực hiện phát triển bền vững
- Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến
khích nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng, vận hành và quản lý trong thực
tế sản xuất, kinh doanh; khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà
khoa học đóng góp phát triển và ứng dụng KHCN trên mọi lĩnh vực. Chú trọng chuyển
giao công nghệ nguồn, thông qua hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác về khoa học
- công nghệ giữa Hà Nội với thủ đô các nước.
- Tăng cường nghiên cứu phổ biến ứng dụng chuyển
giao khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống. Nâng cao
chất lượng, hiệu quả của các công trình nghiên cứu, đưa nhanh tiến bộ khoa học
– công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, đổi mới sản
phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của kinh tế Thủ đô.
- Quy hoạch, đẩu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
khoa học công nghệ đồng bộ, hiện đại phục vụ nghiên cứu tạo ra các sản phẩm chủ
lực, mũi nhọn của Thủ đô; các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học –
công nghệ, các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ, công viên khoa học. Khai
thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của các cơ sở nghiên cứu khoa học và
công nghệ của trung ương, trường đại học trên địa bàn phục vụ hoạt động nghiên
cứu khoa học và công nghệ của thành phố.
- Hoàn thành các dự án xây dựng tiềm lực KHCN
như: Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên, Trung tâm công nghệ sinh học
và công nghệ thực phẩm, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định
công nghệ…
- Xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ liên kết
đào tạo – nghiên cứu – sản xuất, ứng dụng kết quả nghiên cứu KHCN vào thực tiễn
sản xuất, kinh doanh.
- Phát triển mạng lưới thông tin KHCN của thành
phố phục vụ việc tìm hiểu các thành tựu khoa học kỹ thuật, hình thành thị trường
công nghệ, có cơ chế chính sách hỗ trợ mua – bán – chuyển giao công nghệ, kết
quả nghiên cứu KHCN.
h) Củng cố và xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ,
hiện đại làm nền tảng cho phát triển bền vững
Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 54-KH/TU ngày
27/4/2012 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp
hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Đầu tư phát triển, hiện đại hóa hạ tầng công
nghiệp CNTT và truyền thông theo hướng sử dụng chung hạ tầng (viễn thông,
Internet, truyền hình cáp) và công nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số. Quy
hoạch, xây dựng 5 khu công nghiệp phần mềm và nội dung số, 2 khu công nghiệp phần
cứng. Phát triển một số khu phố, tòa nhà công nghệ thông tin làm cơ sở để hình
thành các khu hành lang CNTT và truyền thông đa phương tiện hiện đại.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng KHCN: Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ
thực phẩm; Trung tâm tư vấn và giám định công nghệ; Trung tâm ứng dụng KHCN; đầu
tư và nâng cao năng lực hoạt động của Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng.
Nghiên cứu, quy hoạch xây dựng một số khu đô thị khoa học, tổ hợp khoa học – sản
xuất, vườn ươm công nghệ với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại để thúc đẩy hoạt
động sáng tạo của tri thức trong và ngoài nước phục vụ phát triển Thủ đô.
Đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại – Tài chính
tại khu đô thị mới Tây hồ Tây, Trung tâm Hội chợ - Triển lãm – Thương mại quốc
tế ở khu vực Từ Liêm; các khu tổng kho tập trung và từ 1-2 điểm kiểm tra tập
trung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng thủ tục hải quan điện tử và kiểm
tra hiện đại (máy soi container). Xây dựng, phát triển một số khu phố kinh
doanh thương mại, ngân hàng và các dịch vụ vui chơi, mua sắm lớn, hiện đại tầm
cỡ khu vực. Đầu tư, nâng cấp hạ tầng du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch
phong phú, đa dạng.
Rà soát, xây dựng hệ thống các trường học, trung
tâm y tế, nhất là tại các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung. Triển khai đầu
tư xây dựng 5 cụm trung tâm y tế chuyên sâu, hiện đại hoặc những tổ hợp nghiên
cứu, khám chữa bệnh tầm cỡ quốc tế.
Xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom nước thải và
các trạm xử lý nước thải, trước mắt tại các khu đô thị mới, các khu, cụm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị vệ tinh. Đầu tư công nghệ tái chế, xử lý rác
thải theo công nghệ mới, tiên tiến, hoàn thành các khu xử lý chất thải rắn Nam
Sơn, khu xử lý rác thải Núi Thoong, khu xử lý rác thải Sơn Tây. Phối hợp với
các tỉnh lân cận và bộ, ngành, Trung ương đầu tư xây dựng các khu liên hợp xử
lý rác phục vụ liên tỉnh.
i) Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, trung
ương; hợp tác, liên kết cùng phát triển với các tỉnh, thành phố trong Vùng Kinh
tế trọng điểm và cả nước, với các thành phố lớn trong khu vực và quốc tế.
- Phối hợp với các Bộ, ban, ngành trung ương xây
dựng và triển khai cơ chế đặc thủ cho Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW
ngày 6/01/2012 của Bộ Chính trị.
- Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các tỉnh,
thành phố trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, hợp
tác giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai…., đặc biệt là hợp tác trong
lĩnh vực đầu tư, thương mại và bảo vệ môi trường nhằm khai thác được lợi thế và
tiềm năng của các tỉnh, thành phố, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, cần xây dựng
cơ chế phối hợp, dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để xây dựng
chương trình hợp tác phát triển đầu tư và thương mại một cách hiệu quả nhằm mở
ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố cũng như tạo ra thị
trường khu vực lớn hơn, sản phẩm của tỉnh này có thể làm đầu vào của tỉnh khác,
qua đó hình thành nên chuỗi giá trị khu vực vùng.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các tỉnh,
thành phố cần đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề: khai thác, sử
dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tài nguyên nước,
khoáng sản phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự cần bằng giữa
lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Đồng thời chia sẻ những bài học kinh nghiệm
trong nghiên cứu, xử lý ô nhiễm môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học; liên doanh
liên kết trong hoạt động làm cho thế giới sạch hơn; duy trì, bảo đảm sự cần bằng
của hệ sinh thái trong vùng…tiến tới thực hiện mục tiêu cùng nhau liên kết chống
lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước mắt cần tập trung chú trọng bảo vệ rừng đầu
nguồn và xây dựng được các hồ chưa nước trên thượng nguồn các dòng sông nhằm cắt
lũ trong mùa mưa và tích trữ, ổn định cấp nước cho mùa khô. Song song với đó là
phải nâng cấp hệ thống đê sông để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban chỉ đạo phát triển bền
vững Thành phố Hà Nội có trách nhiệm: tham mưu, tư vấn kịp thời cho UBND Thành
phố trong chỉ đạo, điều hành, thực huện kế hoạch; giám sát, đánh giá việc thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; đề xuất các giải pháp, biện pháp, cơ chế phối
hợp hành động của các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức,
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nhằm đảm bảo kế hoạch được triển khai thực
hiện có hiệu quả.
2. Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
có trách nhiệm:
- Quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược, Kế hoạch ở ngành mình, cấp
mình, đơn vị mình; trong đó quan tâm phân công tổ chức thực
hiện, xác định cá nhân chịu trách nhiệm rõ ràng.
- Thống kế các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền
vững của Thành phố đã đạt được năm 2011 và đề xuất các mục tiêu theo lộ trình đến
năm 2020 phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại các Chiến
lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn của Thành phố đã được
phê duyệt (theo phân công tại biểu phụ lục kèm theo), gửi sở Kế hoạch và
Đầu tư trước ngày 15/8/2012 để làm căn cứ tổng hợp, báo cáo kịp thời
UBND Thành phố. Đình kỳ thu thập, tổng hợp thông tin về việc thực hiện các chỉ
tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững của Thành phố Hà Nội. Kịp thời
tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố những giải pháp, biện pháp cụ thể để thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững của Thành phố.
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm (trước ngày
15/6 và 15/11) có báo cáo cụ thể về tình hình triển khai thực hiện, các vướng
mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp,
báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.
- Sở Kế
hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu cho UBND Thành phố định kỳ tổ chức sơ kết,
đánh giá, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo thực hiện, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh,
bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để quyết định kịp thời trong quá trình
thực hiện./.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo Bộ Giáo dục Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành phố.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ
TIÊU GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2011 – 2020
(Kèm theo Kế hoạch 104/KH-UBND ngày
3/8/2012 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
|
2010
|
2015
|
2020
|
Ghi chú
|
I
|
Các chỉ tiêu tổng
hợp
|
|
1
|
GRDP xanh
|
VNĐ hoặc USD
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
Chỉ tiêu được dự kiến bắt đầu tính từ năm 2015
|
2
|
Chỉ số phát triển
con người (HDI)
|
0-1
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
II
|
Các chỉ tiêu kinh
tế
|
|
3
|
Tốc độ tăng trưởng
GRDP bình quân
|
%/năm
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
|
4
|
Cơ cấu kinh tế
|
%
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
|
-
|
Dịch vụ
|
%
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
|
-
|
Công nghiệp
|
%
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
|
-
|
Nông nghiệp
|
%
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
|
5
|
Tỷ lệ vốn đầu tư
phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn
|
%
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
|
6
|
Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI)
|
% so với tháng 12 năm trước
|
Cục Thống kê
|
|
|
|
|
7
|
Thu ngân sách nhà nước
|
Tỷ đồng
|
Sở Tài chính
|
|
|
|
|
8
|
Chi ngân sách nhà nước
|
Tỷ đồng
|
Sở Tài chính
|
|
|
|
|
III
|
Các chỉ tiêu về
xã hội
|
|
9
|
Tỷ lệ hộ nghèo
|
%
|
Sở LĐTBXH
|
|
|
|
|
10
|
Tỷ lệ thất nghiệp
|
%
|
Sở LĐTBXH
|
|
|
|
|
11
|
Tỷ lệ lao động đang
làm việc đã qua đào tạo
|
%
|
Sở LĐTBXH
|
|
|
|
|
12
|
Chênh lệch thu nhập
bình quân đầu người của nhòm hộ có thu nhập cao nhất so với nhóm hộ có thu nhập
thấp nhất
|
Lần
|
Cục thống kê
|
|
|
|
|
13
|
Tỷ lệ giới tính của
dân số
|
Trai/100 gái
|
Sở Y tế
|
|
|
|
|
14
|
Số thuê bao Internet
|
Số thuê bao/100 dân
|
Sở TTTT
|
|
|
|
|
15
|
Số người được hưởng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
|
Người
|
Sở LĐTBXH
|
|
|
|
|
16
|
Số người chết do tai
nạn giao thông
|
Người
|
Công an TP
|
|
|
|
|
17
|
Số xã được công nhận
đạt tiêu chí nông thôn mới
|
xã
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
|
|
|
|
IV
|
Các chỉ tiêu về
tài nguyên và môi trường
|
|
18
|
Tỷ lệ che phủ rừng
|
%
|
Sở NN và PTNT
|
|
|
|
|
19
|
Tỷ lệ đất được bảo vệ,
duy trì đa dạng sinh học
|
%
|
Sở TNMT
|
|
|
|
|
20
|
Diện tích đất bị
thoái hóa
|
ha
|
Sở TNMT
|
|
|
|
|
21
|
Mức giảm lượng nước
ngầm, nước mặt
|
m3/người /năm
|
Sở TNMT
|
|
|
|
|
22
|
Tỷ lệ dân số đô thị
được sử dụng nước sạch
|
%
|
Sở Xây dựng
|
|
|
|
|
23
|
Tỷ lệ dân số nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
|
%
|
Sở Xây dựng
|
|
|
|
|
24
|
Tỷ lệ thu gom và xử
lý rác thải trong ngày
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Nội thành
|
%
|
Sở Xây dựng
|
|
|
|
|
-
|
Ngoại thành
|
%
|
Sở Xây dựng
|
|
|
|
|
25
|
Diện tích cây xanh
đô thị
|
m2/người
|
Sở Xây dựng
|
|
|
|
|
26
|
Tỷ lệ các đô thị,
khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải
đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
|
%
|
Sở Công thương chủ trì, phối hợp Ban Quản lý KCN-KCX
|
|
|
|
|
27
|
Tỷ lệ chất thải rắn
thu gom, đạt xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
|
%
|
Sở Xây dựng
|
|
|
|
|