Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 32/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và 51/2017/QH15 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 100/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2024
Ngày có hiệu lực 06/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 06 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 32/NQ-CP NGÀY 20/3/2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 686/NQ-UBTVQH15 NGÀY 18/9/2023 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/2014/QH13 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 51/2017/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH15 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng Kế hoạch triển khai, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể, phát huy vai trò chỉ đạo, điều hành; tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch.

2. Yêu cầu

- Việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phải bám sát nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 32/NQ-CP, các văn bản chỉ đạo có liên quan của các bộ, ngành, trung ương; phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Các sở, ban, ngành tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, chất lượng và tiến độ thực hiện.

- Các cấp, các ngành tích cực tham mưu bố trí các nguồn lực, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đảm bảo phù hợp thực tiễn của tỉnh Lạng Sơn.

- Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP.

- Tiếp tục phổ biến, quán triệt, truyền thông các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu

Thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh), trong đó chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Ưu tiên bố trí biên chế sự nghiệp giáo dục theo quy định. Tổ chức tuyển dụng kịp thời, đủ số lượng giáo viên các cấp học theo số lượng người làm việc được giao, trong đóưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn Tin học, Tiếng Anh, môn tích hợp, môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực hiện hợp đồng giáo viên đáp ứng yêu cầu định mức quy định.

- Thực hiện đào tạo nâng chuẩn, đào tạo văn bằng 2 cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn trình độ đào tạo, cơ cấu môn học. Tích cực triển khai công tác cử tuyển. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo giáo viên.

- Tiếp tục triển khai bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông.

- Tiếp tục chú trọng đổi mới công tác quản trị trường học; nâng cao kỹ năng xây dựng kế hoạch, quy hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục; vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục.

3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, sắp xếp hệ thống trường, lớp. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học

- Bố trí đầy đủ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhất là các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông.

- Tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả các đề án về quy hoạch, rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp; đầu tư cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường, lớp học[1], trong đó tập trung đầu tư xây dựng mới, sửa chữa hệ thống phòng học, các phòng chức năng; bổ sung trang thiết bị dạy học; nâng cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ phục vụ chuyển đổi số.

- Thực hiện hiệu quả việc mua sắm trang thiết bị dạy học đảm bảo phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Đảm bảo đủ sách giáo khoa cho triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Triển khai phát hành tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập tại các nhà trường.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tiếp tục ưu tiên ngân sách địa phương cho giáo dục và đào tạo. Bố trí đầy đủ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhất là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt.

- Xây dựng phương án và triển khai thực hiện việc hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh thuộc đối tượng chính sách.

[...]