Kế hoạch 07/KH-UBND về trợ giúp người khuyết tật năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 07/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2020
Ngày có hiệu lực 13/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020

Thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 16/11/2012 của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án trợ giúp người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020, Kế hoạch s144/KH-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh thực hiện Công ước của Liên hp quc về quyền của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trợ giúp người khuyết tật năm 2020 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và toàn xã hội quan tâm, trợ giúp người khuyết tật. Tạo môi trường thuận lợi để người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội, vươn lên trong cuộc sống. Hỗ trợ điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận các chính sách trợ giúp, các dịch vụ xã hội nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sng.

2. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; Phấn đấu tăng dn tỉ lệ các công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đi với người khuyết tật;

3. Đảm bảo sngười khuyết tật có nhu cu cn xác định mức độ khuyết tật được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã đánh giá và cấp giấy xác nhận khuyết tật; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng và học sinh, sinh viên bị khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định. Đáp ứng các dịch vụ trợ giúp phù hợp cho người khuyết tật khi có nhu cầu như phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh...

4. Đảm bảo 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cu; 100% cán bộ làm công tác trợ giúp ngưi khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và toàn xã hội về vấn đề khuyết tật và người khuyết tật:

a) Tăng cường thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục Luật Người khuyết tật, Công ước của Liên hp quốc về quyền của người khuyết tật và các chủ trương, chính sách liên quan đến người khuyết tật;

b) Tổ chức các hoạt động trọng tâm nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4); ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12) dưới nhiều hình thức như: thực hiện các phóng sự, Pa nô, băng rôn tuyên truyền, tọa đàm,...;

2. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật:

a) Triển khai thực hiện chương trình can thiệp sớm, phẫu thuật chnh hình; cung cấp các dịch vụ về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu; xây dựng và cải thiện nội dung hướng dẫn về kỹ thuật phục hồi chức năng và chăm sóc trẻ em bị khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển;

b) Thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh; tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản;

c) Hỗ trợ tiếp cận về dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình và chân tay giả cho người khuyết tật;

d) Xây dựng/phát triển thí điểm nhà trung chuyển (Phòng hoạt động trị liệu hằng ngày - ADL Lab) tại Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, Trung tâm Y tế huyện Phong Đin đ htrợ người khuyết tật hòa nhập tốt hơn trong xã hội sau khi phục hồi chức năng.

3. Thực hiện tốt các chính sách cho người khuyết tật:

a) Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách cho người khuyết tật, đặc biệt là công tác xác định mức độ khuyết tật. Đảm bảo 100% người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, gia đình chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hưng các chính sách theo quy định;

b) Triển khai các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho người khuyết tật trong những ngày lễ, dịp Tết... và các hoạt động văn hóa tinh thần cho người khuyết tật;

c) Hỗ trợ vốn vay quay vòng để tạo điều kiện cho người khuyết tật sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống;

d) Chú trọng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật tại các cơ sở Bảo trợ xã hội. Phối hợp với Bệnh viện tâm thần Huế, Bệnh viện Phục hồi chức năng tnh, các cơ sở y tế tổ chức điều trị, phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

4. Nâng cao kỹ năng chăm sóc, trợ giúp cho người khuyết tật:

a) Tổ chức các lớp tập huấn về bạo lực giới trên cơ scho người khuyết tật; tập huấn nâng cao cho về bạo lực giới, bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội Người khuyết tật cấp huyện, cấp tỉnh;

b) Tập huấn các chính sách mới về người khuyết tật cho đội ngũ cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã/phường/thị trn, đội ngũ thực hiện công tác trợ giúp người khuyết tật.

5. Dạy nghề và việc làm:

a) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn việc làm cho người khuyết tật; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí cho người khuyết tật;

b) Khuyến khích, vận động các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy... tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc;

[...]