Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2016 thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 144/KH-UBND
Ngày ban hành 20/09/2016
Ngày có hiệu lực 20/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Đinh Khắc Đính
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 09 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật; Các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Quyết định số 1100/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động thực hiện có hiệu quả nội dung Công ước của Liên hiệp quốc về người khuyết tật (gọi tắt là Công ước) và Kế hoạch thực hiện Công ước được phê duyệt tại Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ, xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành đoàn thể và các địa phương trong việc phối hợp thực hiện Công ước phù hợp với Luật pháp Việt Nam về Người khuyết tật và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu

a) Các sở, ban ngành, đoàn thể, địa phương được giao nhiệm vụ phải bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật đxây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành, địa phương mình; tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

b) Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước phải được thực hiện có lộ trình, phi hợp đng bộ giữa các ngành, địa phương, đảm bảo các tng lớp nhân dân đều hiểu rõ và hưởng ứng.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước và pháp luật về người khuyết tật.

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Công ước và pháp luật Việt Nam liên quan đến người khuyết tật, trong đó chú trọng các vấn đề sau:

- Lồng ghép nội dung tuyên truyn các chính sách trợ giúp người khuyết tật, quyền và trách nhiệm của người khuyết tật đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân, gia đình và bản thân người khuyết tật; tuyên truyn, giáo dục bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, chng phân biệt đi xử đi với người khuyết tật là phụ nữ, trẻ em, người già, người dân tộc thiu strong các chương trình, dự án, đề án về truyền thông;

- Tuyên truyn Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước; Lựa chọn những nội dung quan trọng, phù hợp với pháp luật Việt Nam của Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật để phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhm giúp người dân nm được nội dung đthực hiện;

- Nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác trợ giúp người khuyết tật và những người khuyết trật tự phấn đu vươn lên trong cuộc sống, những hoạt động có hiệu quả trong việc trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đng;

- Tổ chức các đợt tuyên truyền trọng điểm về người khuyết tật nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày người khuyết tật thế giới (3/12) hàng năm.

b) Xây dựng tài liệu tuyên truyền; tổ chức tập huấn công tác truyền thông đối với người khuyết tật về các nội dung:

- Thái độ, cách ứng xử đối với người khuyết tật, nhu cu hỗ trợ người khuyết tật, luật pháp, chính sách và các chương trình liên quan trợ giúp người khuyết tật;

- Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến pháp luật, các chế độ chính sách mới, triển khai các chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật cho đội ngũ cán bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhân viên công tác xã hội, tình nguyện viên, những người có uy tín trong cộng đng.

2. Triển khai kịp thời văn bản của cơ quan Trung ương về sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, việc làm, văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, tiếp cận công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin, truyền thông và trợ giúp pháp lý phù hợp với Công ước.

3. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án trợ giúp người khuyết tật:

- Đy mnh thực hiện các đán trợ giúp người khuyết tật; đán trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2020; các dự án trợ giúp người khuyết tật qua đó tạo điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật hòa nhập xã hội.

- Tranh thủ sự hợp tác của các tổ chức quốc tế theo đúng quy định của pháp luật để thu hút các chương trình, dự án vào hoạt động để trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu, giám sát, đánh giá và báo cáo

a) Xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật làm căn cứ tham mưu chính sách, chương trình, đán, dự án về trợ giúp người khuyết tật.

b) Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Công ước và các chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.

c) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện Công ước định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp có thm quyền.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

[...]