Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2022 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ 2021 đến năm 2025

Số hiệu 06/KH-UBND
Ngày ban hành 12/01/2022
Ngày có hiệu lực 12/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 12 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ 2021 ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1409/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình mục tiêu quốc gia) cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội, Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ, Quyết định số 1409/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2020 và Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b) Xác định cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng nội dung, nhiệm vụ, nguồn vốn, cơ chế quản lý và phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Yêu cầu:

a) Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bám sát Chương trình mục tiêu quốc gia, hướng dẫn của Bộ, Ngành Trung ương phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố, đồng thời gắn với trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.

b) Sử dụng các nguồn vốn đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí.

c) Thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định, đảm bảo kịp thời, chính xác, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của thành phố, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất, giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) so với bình quân chung của thành phố. Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; nâng cao hơn nữa đời sống của đồng bào DTTS. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

a) Phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người của người DTTS bằng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn của thành phố.

b) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm dưới 1 % (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021 - 2025), đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS từ 0,5%/tổng số hộ DTTS trở xuống”.

c) Trên 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 99% đồng bào DTTS (nông thôn) được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

d) Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở cho đồng bào DTTS.

đ) Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 100%, học trung học cơ sở 90%, học trung học phổ thông trên 70%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 98%;

e) Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; 95% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Trên 95% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 9%;

g) 60% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS;

h) Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng về tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào DTTS phù hợp với quy định của pháp luật. Tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp lễ, tết của đồng bào DTTS. Thực hiện chính sách bình đẳng giới và phòng chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS.

i) Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương.

(Đính kèm biểu)

3. Định hướng mục tiêu đến năm 2030:

[...]