ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 01
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày
23/3/2018 của Chính phủ về việc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn
thực phẩm tại huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn của 07 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
Thực hiện Quyết định số
47/2018/QĐ-TTg ngày 26/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm triển
khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 09
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa,
Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây
dựng Kế hoạch triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại
huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ
thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm của chính quyền tại các quận, huyện, thị xã và
xã, phường, thị trấn tạo ra sự chuyển biến nhanh, tích cực về công tác đảm bảo
an toàn thực phẩm, để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có ý
thức tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm.
- Kiểm soát tốt hơn về nguồn gốc thực
phẩm và quá trình lưu thông trên thị trường. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại các
cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề... trên địa bàn quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra tuyến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn
thực phẩm theo đúng thẩm quyền, góp phần tích cực đưa hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm vào ổn định, giảm thiểu ngộ độc
do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành xây dựng triển
khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm,
xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm.
- Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Công Thương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp tổ
chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra chuyên ngành cho các cán bộ được giao
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Các Sở xây dựng Kế hoạch triển khai kiểm tra,
giám sát và định kỳ hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai thanh tra chuyên
ngành an toàn thực phẩm.
- UBND cấp quận, huyện, thị xã và xã,
phường, thị trấn triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành xác định đây là một
nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt và thường xuyên của UBND các
cấp. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành trong tổ chức triển khai thí điểm.
II. THỜI GIAN, ĐỊA
ĐIỂM TRIỂN KHAI
1. Thời gian
- Giai đoạn 1: Từ 10/01/2019 đến
09/7/2019, giai đoạn triển khai các công tác chuẩn bị.
- Giai đoạn 2: Từ 10/7/2019 đến
10/7/2020, giai đoạn triển khai mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn
thực phẩm.
2. Địa điểm: Tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn.
III. NỘI DUNG TRIỂN
KHAI
1. Công tác chỉ đạo điều hành
- Xây dựng, triển khai Kế hoạch thí
điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức Hội nghị triển khai thí điểm
thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
- Ban hành Quyết định thành lập các tổ
công tác thực hiện hướng dẫn, giám sát việc thực hiện thí điểm thanh tra chuyên
ngành ATTP tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- UBND các quận, huyện, thị xã và xã,
phường, thị trấn ban hành quyết định giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP
cho công chức, viên chức (sau đây gọi chung là cán bộ) đủ điều kiện đúng quy định.
2. Công tác thông tin truyền thông
- Tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích,
yêu cầu, thời gian và kết quả triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an
toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền qua Hội nghị triển
khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, qua báo, đài theo nội
dung phối hợp của công tác y tế - dân số; tuyên truyền tại các quận, huyện, xã,
phường, các đoàn thể và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Công tác đào tạo
- Tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ thanh
tra chuyên ngành, chứng chỉ lấy mẫu thực phẩm cho cán bộ được giao nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của các quận, huyện, thị xã và xã, phường,
thị trấn.
- Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ cho các cán bộ đã được cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành.
4. Công tác thanh tra chuyên ngành
- Hoạt động thanh tra chuyên ngành của
quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng Kế hoạch năm về thanh tra
chuyên ngành an toàn thực phẩm của cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tiến hành các cuộc thanh tra chuyên
ngành an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về thanh tra và xử phạt vi
phạm về an toàn thực phẩm.
5. Công tác kiểm tra, giám sát
- Lập các tổ kiểm tra, giám sát hướng
dẫn thường xuyên việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực
phẩm tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Tổ công tác tổ chức kiểm tra, giao
ban quận, huyện theo quý để kịp thời hướng dẫn, rút kinh nghiệm trong công tác
triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành.
6. Thực
hiện chế độ báo cáo định kỳ, tổ chức đánh giá 06 tháng, 01 năm triển khai mở rộng
thanh tra chuyên ngành trên địa bàn Thành phố.
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Sở Y tế
- Là cơ quan đầu mối có trách nhiệm
tham mưu Kế hoạch triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
trên địa bàn Thành phố. Phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND
Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
trên 30 quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy
ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định thành lập tổ công tác về thí điểm
thanh tra chuyên ngành. Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện của các quận,
huyện, thị xã.
- Đôn đốc UBND các quận, huyện, thị
xã có Kế hoạch triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các Sở phê duyệt Kế hoạch
thanh tra chuyên ngành ATTP năm 2019 của quận, huyện, thị
xã.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế và đơn vị trực thuộc hướng dẫn bồi dưỡng
nghiệp vụ thanh tra và các quy định an toàn thực phẩm thuộc
Bộ Y tế quản lý cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực
phẩm quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực
phẩm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch và tổ chức các lớp: đào
tạo cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành; chứng chỉ lấy mẫu thực phẩm; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, các quy định an toàn thực phẩm cho cán bộ được
giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực
hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ; Chuẩn bị
công tác sơ kết 06 tháng, tổng kết 01 năm và thực hiện báo cáo đột xuất khi có
yêu cầu.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch
này.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực
hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc cử cán bộ làm giảng viên hướng dẫn
bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và các quy định an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành ATTP cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường,
thị trấn.
3. Sở
Công Thương
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch
này.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực
hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở và các đơn vị
trực thuộc cử cán bộ làm giảng viên hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và các
quy định an toàn thực phẩm thuộc Bộ Công thương quản lý cho cán bộ được giao
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, huyện, thị xã và
xã, phường, thị trấn.
4. Sở Nội vụ
- Phối hợp tham gia kiểm tra giám sát
việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị
trấn.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực
hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân
dân Thành phố thành lập tổ công tác về thí điểm thanh tra chuyên ngành, tổng kết
đánh giá sau 01 năm mở rộng triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm,
trình UBND Thành phố khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ
chức thực hiện và đề xuất tổ chức hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực
phẩm ở cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
5. Thanh tra Thành phố
- Chỉ đạo Thanh tra các Sở Y tế, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, thanh tra các quận, huyện, thị xã
hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành.
- Tham gia đoàn kiểm tra, giám sát,
hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị
trấn.
6. Sở Tài chính
- Bố trí kinh phí kiểm tra, giám sát; Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng dự toán, bố trí kinh phí hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, hướng dẫn
sử dụng nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ở cấp huyện,
cấp xã theo quy định hiện hành.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực
hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành
tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
Tiếp tục thực hiện các nội dung của Kế
hoạch liên tịch số 148/KHLT/UBND-UBMTTQ ngày 01/8/2016 của UBND Thành phố và Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm
vụ tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, tuyên truyền bảo
đảm an toàn thực phẩm, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm. Tham gia giám sát cộng đồng, phát hiện, thông báo cho cơ
quan chức năng các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh
hàng thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm để có biện pháp
xử lý kịp thời.
8. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai thí
điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Ban hành Quyết định giao nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cho công chức, viên chức đủ điều kiện
theo quy định thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo xã, phường, thị trấn xây dựng
thực hiện Kế hoạch triển khai thí điểm thanh tra chuyên
ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Phê
duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của cấp xã, phường, thị
trấn.
- Tiến hành thanh tra chuyên ngành an
toàn thực phẩm và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đúng quy định
hiện hành.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, giao
ban, hướng dẫn thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại xã, phường,
thị trấn.
- Đảm bảo trang phục (theo hướng dẫn
của Bộ Y tế) và chế độ cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Quản lý và sử dụng đúng quy định tiền
xử phạt hành chính cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm.
- Định kỳ giao ban công tác thanh tra
chuyên ngành an toàn thực phẩm hàng quý; Tổng hợp và gửi báo cáo theo quy định.
Tổ chức đánh giá 6 tháng, đánh giá 1 năm sau thời gian thực hiện.
9. UBND các xã, phường, thị trấn
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thí
điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa
bàn.
- Ban hành quyết định giao nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cho công chức, viên chức đủ điều kiện
theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Tiến hành
thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm và xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm theo đúng quy định hiện hành.
- Đảm bảo trang phục (theo hướng dẫn
của Bộ Y tế) và chế độ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Quản lý và sử dụng đúng quy định tiền
xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Định kỳ giao ban công tác thanh tra
chuyên ngành an toàn thực phẩm hàng quý; Tổng hợp và gửi báo cáo theo quy định.
V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Giai đoạn chuẩn bị: Từ
10/01/2019 đến 09/7/2019
- UBND Thành phố ban hành Kế hoạch, tổ
chức Hội nghị triển khai Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg ngày 26/11/2018 của Thủ
tướng Chính phủ, ban hành Quyết định tổ công tác thực hiện triển khai Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện tuyên truyền về thí điểm
thanh tra chuyên ngành cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trên địa
bàn Thành phố.
- Các quận, huyện, thị xã và xã, phường,
thị trấn xây dựng Kế hoạch thí điểm thanh tra chuyên ngành, quyết định giao nhiệm
vụ cho cán bộ thực hiện thanh tra chuyên ngành sau khi có kế hoạch của Thành phố.
- Tổ chức đào tạo chứng chỉ thanh tra chuyên ngành, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên
ngành cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ lấy mẫu
cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận,
huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành
an toàn thực phẩm.
- 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã,
phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm năm
2019 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước 15/4/2019.
2. Giai đoạn thí điểm thanh tra
chuyên ngành: Từ 10/7/2019 đến 10/7/2020
- Tiến hành thanh tra chuyên ngành an
toàn thực phẩm và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đúng quy định
hiện hành.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, giao
ban, hướng dẫn thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại các quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức Hội nghị đánh giá 6 tháng,
đánh giá 1 năm thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên
địa bàn Thành phố.
VI. KINH PHÍ
1. Đối với các Sở, ngành Thành phố
- Dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách
năm 2019 và 2020.
- Kinh phí đào tạo chứng chỉ thanh
tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, chứng chỉ lấy mẫu, bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và
kinh phí cho tổ công tác; giám sát từ chương trình y tế - dân số.
2. Đối với UBND các quận, huyện,
thị xã và xã, phường, thị trấn
- Trích từ nguồn ngân sách năm 2019,
2020 và nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Chịu trách nhiệm về kinh phí trang
phục và bồi dưỡng cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực
phẩm.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện,
thị xã theo nhiệm vụ được phân công tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ
và hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế, NN&PTNT, CT, CA;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ VN thành phố Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Cục ATTP, Thanh tra BYT;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- Thanh tra Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, Phòng: KGVX, NC, KT, TKBT, TH;
- Lưu VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|