Quyết định 452/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 452/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/02/2019
Ngày có hiệu lực 14/02/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 452/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 14 tháng 02 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Căn cứ Kế hoạch số 1475/KH-BCĐTƯATTP ngày 28/12/2018 của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm - Bộ Y tế về việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2019;

Xét đề nghị của Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh Bình Định về ATTP) tại Tờ trình số 22/TTr-SYT ngày 01/02/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phê duyệt tại Điều 1 theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh Bình Định về ATTP chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: YT, NN&PTNT, CT (báo cáo);
- Thường trực BC
ĐLNTW về ATTP - BYT;
- TT. Tỉnh ủy;
TT.HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các hội đoàn thể;

- PVP VX;
- Lưu: VP, TTTH-CB, K6,
K10, K15.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH TỈNH BÌNH ĐỊNH VỀ ATTP

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 14/02/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)

Thực hiện Kế hoạch số 1475/KH-BCĐTƯATTP ngày 28/12/2018 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm về việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2019; UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Định (sau đây gọi tt là Kế hoạch); cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) ở các cấp; thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm; đánh giá trách nhiệm đơn vị, cá nhân trong thực hiện quản lý nhà nước về ATTP theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước vATTP; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; Chthị s 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thtướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

b) Đánh giá việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học và an toàn thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường ph; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đuống có cn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, và sản phẩm rau củ quả, thủy sản và sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm v.v...và các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Công Thương. Trên cơ sở đó, hướng dn các cơ sở sản xut, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo ATTP theo đúng quy định của pháp luật.

c) Đánh giá tình hình về ATTP đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý.

d) Thông qua việc thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về ATTP (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, việc tự công bố sản phẩm, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bsản phẩm).

e) Qua công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP mới ban hành: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018; Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018; Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018; Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt tại Điều 317 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2018 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

g) Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

2. Yêu cầu:

a) Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sn phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc kiểm tra giảm, sản phẩm sản xuất tại các cơ sở thuộc diện miễn một trong các giấy chứng nhn: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 và kiểm soát ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt là các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, lễ hội và các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

[...]