Hướng dẫn 65-HD/BTGTW năm 2012 thực hiện chương trình sơ cấp lý luận chính trị do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành

Số hiệu 65-HD/BTGTW
Ngày ban hành 11/12/2012
Ngày có hiệu lực 11/12/2012
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ban Tuyên giáo Trung ương
Người ký Phạm Văn Linh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 65-HD/BTGTW

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2012

 

HƯỚNG DẪN

VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1. Mục đích, yêu cầu

- Giúp người học nắm được những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Qua học tập, người học hiểu và nắm được những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối cách mạng, sự vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; từ đó, củng cố niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng.

- Giúp người học vận dụng những kiến thức được học vào thực tế công tác và cuộc sống, chủ động, tích cực tham gia cùng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và vận động nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Sau khi hoàn thành chương trình này, người học được cấp bằng Sơ cấp lý luận chính trị, tạo cơ sở, tiền đề, điều kiện để người học tiếp tục theo học các chương trình cao hơn hoặc được miễn học một số chương trình, chuẩn hóa chức danh cán bộ theo quy định.

2. Đối tượng của chương trình

- Tất cả đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị trở lên hoặc chưa có chứng chỉ công nhận có trình độ tương đương hoặc trên sơ cấp lý luận chính trị.

- Cán bộ lãnh đạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở chưa có bằng sơ cấp lý luận chính trị trở lên hoặc chưa được công nhận có trình độ tương đương hoặc trên sơ cấp lý luận chính trị.

- Những người thuộc các đối tượng khác có nguyện vọng, có trình độ học vấn từ phổ thông cơ sở trở lên, được xem xét theo học, cấp bằng và được cấp ủy cơ sở giới thiệu.

3. Nội dung

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị và tính đa dạng, phong phú của đối tượng học tập, chương trình, tài liệu sơ cấp lý luận chính trị này kế thừa những nội dung cơ bản, hợp lý của chương trình, tài liệu sơ cấp lý luận chính trị do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ban hành năm 2002; tham khảo có chọn lọc bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã được cập nhật đến năm 2011; chương trình, giáo trình các bộ môn lý luận chính trị dành cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cập nhật, bổ sung những kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực lý luận chính trị, những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; những nội dung cơ bản trong chương trình sơ cấp lý luận chính trị được thực hiện thí điểm từ năm 2009 do Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành.

Xuất phát từ mục tiêu và yêu cầu nhận thức cần đạt được đối với người học, chương trình, tài liệu sơ cấp lý luận chính trị này có bước đổi mới cơ bản về bố cục và kết cấu theo lôgíc chặt chẽ và giảm tải, gắn với yêu cầu thực tiễn đất nước, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

4. Phân bổ thời gian và hình thức thực hiện

4.1. Phân bổ thời gian

Chương trình và tài liệu sơ cấp lý luận chính trị được thiết kế 18 bài, thời lượng thực hiện như sau:

Tên bài

Số tiết

Bài 1: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng

10

Bài 2: Nguồn gốc và cơ sở của thế giới xung quanh

10

Bài 3: Mối quan hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

10

Bài 4: Xã hội loài người và sự vận động, phát triển của xã hội loài người

10

Bài 5: Kinh tế hàng hóa

10

Bài 6: Chủ nghĩa tư bản và các giai đoạn phát triển của nó

10

Bài 7: Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

10

Bài 8: Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

10

Bài 9: Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

10

Bài 10: Công nghiệp hóa – nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

10

Bài 11: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ

10

Ôn tập và nghiên cứu thực tế

30

Kiểm tra

5

Bài 12: Nhiệm vụ xây dựng con người, phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội

10

Bài 13: Cơ cấu xã hội và nhiệm vụ phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

10

Bài 14: Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

10

Bài 15: Vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

10

Bài 16: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền

10

Bài 17: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1945 – 1975)

10

Bài 18: Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-2011)

10

Ôn tập và nghiên cứu thực tế

30

Kiểm tra

5

Ôn tập toàn khóa

30

Tổng giải đáp cuối khóa

10

Thi, kiểm tra

5

Tổng

295

4.2. Hình thức thực hiện

- Thời gian dành cho chương trình là 30 ngày, 295 tiết, mỗi tiết 45 phút (mỗi ngày tính 10 tiết), bao gồm cả thời gian dành cho lên lớp nghe giảng, thảo luận và nghiên cứu thực tiễn; tỷ lệ giữa thuyết giảng và thảo luận tùy thuộc đối tượng cụ thể và bài cụ thể; khuyến khích tăng cường các phương pháp học tập trực quan, tích cực và tăng thời gian thảo luận, nhưng phải bảo đảm hiệu quả; trong thảo luận, học viên phải nghiên cứu tài liệu trước. Tùy theo đối tượng, có thể bổ sung thêm báo cáo thực tiễn, điều chỉnh thời gian dành cho các nội dung.

- Tùy theo tình hình cụ thể, có thể mở lớp tập trung liên tục trong 30 ngày hoặc có thể mở lớp chia thành 02 đợt học, mỗi đợt học xong yêu cầu học viên tự thảo luận, nghiên cứu và có bài thu hoạch, kiểm tra.

- Hai đợt nghiên cứu thực tế có thể ghép thành một.

Tỉ lệ giữa thời gian thuyết trình và thảo luận, nghiên cứu thực tế; hình thức tổ chức học, bố trí thời gian đi thực tế... do Giám đốc Trung tâm quyết định.

5. Tài liệu học tập:

- Đối với học viên: sử dụng tài liệu chương trình môn học sơ cấp lý luận chính trị do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành.

- Đối với giảng viên: có thể tham khảo thêm các loại tài liệu như:

+ Các tài liệu thực hiện chương trình sơ cấp lý luận chính trị dành cho giảng viên.

+ Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác- Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn.

[...]
23
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ