Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Tiếp tục đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1677/QĐ-TTg
Ngày ban hành 10/09/2010
Ngày có hiệu lực 10/09/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1677/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, CÁN BỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, HÀNH CHÍNH Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 129/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tiếp tục đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: xây dựng hệ thống khung chương trình, giáo trình thống nhất, bảo đảm tính khoa học, hệ thống, hiện đại, thiết thực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Bổ sung, hoàn thiện và đưa vào giảng dạy 18 chương trình, giáo trình đã biên soạn của giai đoạn I (2005 - 2009) ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, bảo đảm cập nhật kiến thức khoa học hành chính, giáo dục quốc phòng - an ninh, văn học nghệ thuật, phòng chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng 14 giáo trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành lý luận chính trị.

- Xây dựng 27 khung chương trình, đề cương chi tiết, giáo trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành: lý luận chính trị, khoa học hành chính, báo chí - tuyên truyền.

- Xây dựng 15 khung chương trình, đề cương chi tiết, giáo trình bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý làm công tác lý luận chính trị, khoa học hành chính, báo chí - tuyên truyền.

- Xây dựng 3 khung chương trình, đề cương chi tiết, giáo trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ các nước: Campuchia, Ănggola, Môdămbích.

2. Phạm vi:

Đề án được triển khai ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 4 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, II, III, IV và 2 Học viện chuyên ngành: Học viện Hành chính, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ giảng dạy và học viên về định hướng và nội dung đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Đánh giá, tổng kết nội dung các chương trình, giáo trình đang giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Bổ sung, hoàn thiện 18 chương trình đã được xây dựng ở giai đoạn I và biên soạn mới 59 chương trình, giáo trình.

4. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án gồm đại diện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, một số nhà khoa học, một số Viện trưởng, Giám đốc Học viện trực thuộc, đại diện lãnh đạo các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính và Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương.

5. Tập huấn cho đội ngũ giảng viên về nội dung đổi mới các chương trình, giáo trình đã được biên soạn.

III. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Kinh phí

a) Tổng kinh phí: 51.155.000.000 đồng.

b) Nguồn kinh phí

- Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học: 22.019.832.000 đồng.

[...]