UBND TỈNH
NAM ĐỊNH
SỞ
TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI
TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
899/HD-STNMT
|
Nam Định,
ngày 27 tháng 04 năm 2015
|
HƯỚNG
DẪN
CHỈNH
LÝ BẢN ĐỒ, LẬP HSĐC, CẤP ĐỔI GCNQSDĐ, XÂY DỰNG CSDL ĐỊA CHÍNH ĐẤT NÔNG NGHIỆP
SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TU ngày
19/9/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 30/8/2011
của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện công tác dồn điền đổi thửa trong sản
xuất nông nghiệp. Đến nay trên toàn tỉnh đã có 2953/3009 thôn, đội hoàn thành
công tác DĐĐT; sau khi DĐĐT, bình quân số thửa/hộ đã giảm từ 3,7 thửa xuống 2,0
thửa, tạo tiền đề xây dựng các cánh đồng mẫu lớn; tuy nhiên việc DĐĐT cũng dẫn
tới việc tình trạng BĐĐC, HSĐC, GCN QSDĐ đã lập trước đây hoàn toàn sai khác so
với thực tế sử dụng đất, do vậy đặt ra nhu cầu cấp thiết phải chỉnh lý hoàn
thiện HSĐC, cấp đổi GCN QSDĐ nông nghiệp sau DĐĐT.
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11
năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Thông tư số
23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
ngày 19/5/2014 quy định về Hồ sơ địa chính; Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 quy định về bản đồ địa chính; Căn cứ Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày
12/12/2014 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách
nhà nước năm 2015; Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 191/UBND-VP3
ngày 26/3/2015 về việc cấp đổi GCNQSD đất nông nghiệp ngoài đồng sau dồn điền đổi
thửa; Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung về thực hiện chỉnh
lý bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi GCN QSDĐ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính đất nông nghiệp ngoài đồng sau Dồn điền đổi thửa trên địa bàn tỉnh Nam
Định như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích.
Chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính; cấp
đổi GCNQSDĐ đất nông nghiệp ngoài đồng sau Dồn điền đổi thửa; Gắn với xây dựng
cơ sở dữ liệu đất nông nghiệp ngoài đồng.
2. Yêu cầu.
- Việc chỉnh lý bản đồ, lập HSĐC và
cấp đổi GCN QSDĐ, xây dựng CSDL đất nông nghiệp ngoài đồng sau DĐĐT chủ yếu là
căn cứ vào các tài liệu, hồ sơ địa chính hiện có; sử dụng hồ sơ giao ruộng khi
DĐĐT theo Chỉ thị số 07/CT-TU ngày 19/9/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế
hoạch số 45/KH-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh để chỉnh lý BĐĐC, lập HSĐC và cấp
đổi GCN QSDĐ nông nghiệp (không thực hiện việc đo đạc lại BĐĐC).
- Việc chỉnh lý bản đồ, lập HSĐC, cấp
đổi GCN QSDĐ, xây dựng CSDL địa chính phải đảm bảo đúng quy định; đảm bảo độ
chính xác phù hợp với bản đồ, HSĐC hiện có và kết quả DĐĐT, đảm bảo tính đồng
bộ giữa bản đồ hồ sơ địa chính, GCN QSDĐ nông nghiệp ngoài đồng và cơ sở dữ
liệu địa chính.
- Đây là công việc có khối lượng công
việc lớn, phức tạp, triển khai trên diện rộng nên cần sự tập trung chỉ đạo quyết
liệt của UBND các cấp; cần huy động sức mạnh của hệ thống chính trị chung tay
thực hiện.
II. Trình tự tiến
hành, nội dung công việc.
Việc chỉnh lý bản đồ, lập HSĐC và cấp
đổi GCNQSDĐ nông nghiệp sau DĐĐT thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị.
Bước 2: Thực hiện chỉnh lý BĐĐC.
Bước 3: Hoàn thiện HSĐC.
Bước 4: Cấp GCNQSDĐ.
Bước 5: Lập CSDL đất nông nghiệp ngoài
đồng.
Nội dung cụ thể của từng bước như sau:
1. Công tác chuẩn bị
1.1. Thành lập ban chỉ đạo và tổ giúp
việc.
a). Đối với cấp huyện:
a.1). Thành lập ban
chỉ đạo cấp đổi GCNQSDĐ nông nghiệp sau DĐĐT.
- Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND huyện
làm trưởng ban, phó chủ tịch UBND huyện phụ trách công tác TN&MT là phó
trưởng ban thường trực; các Đ/c Phó chủ tịch làm phó ban; Trưởng phòng Tài
nguyên và Môi trường là Ủy viên thường trực; các thành viên gồm Giám đốc
VPĐKQSDĐ; Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng phòng Tài
chính-Kế hoạch; trưởng một số phòng, ban có liên quan.
- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp UBND
huyện:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện và dự
toán kinh phí của cấp huyện trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt để tổ chức thực
hiện.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND các
xã, thị trấn thực hiện; giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực
hiện việc chỉnh lý BĐĐC, lập HSĐC, cấp đổi GCN QSDĐ sau DĐĐT.
a.2). Thành lập tổ
công tác giúp việc cho ban chỉ đạo (tùy theo từng huyện có thể thành lập 1
hay nhiều tổ công tác giúp việc).
- Thành phần bao gồm các đồng chí lãnh
đạo và chuyên viên các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công thương,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số phòng ban khác có liên quan do
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường làm tổ trưởng
- Tổ giúp việc có nhiệm vụ giúp Ban
chỉ đạo:
+ Hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn
lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán, trình Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
tài chính thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt.
+ Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và
giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện của cấp xã.
b). Đối với cấp xã
b.1). Thành lập
Hội đồng đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ nông nghiệp sau DĐĐT do Chủ tịch UBND xã làm
chủ tịch Hội đồng; Phó chủ tịch UBND xã phụ trách công tác TN&MT làm Phó
chủ tịch thường trực; Cán bộ địa chính xây dựng xã là Ủy viên thường trực; Các
ủy viên bao gồm: Trưởng ban nông nghiệp; Chủ tịch mặt trận tổ quốc xã; Trưởng
các ban có liên quan.
- Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu cho
UBND xã:
+ Lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật -
dự toán.
+ Tổ chức triển khai thực hiện đo đạc,
chỉnh lý BĐĐC, lập HSĐC, cấp đổi GCN QSDĐ, xây dựng CSDL đất nông nghiệp ngoài
đồng sau DĐĐT.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và chỉ
đạo giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
+ Xét duyệt hồ sơ cấp GCN QSDĐ.
b.2). Thành lập tổ
giúp việc do Cán bộ địa chính xây dựng làm tổ trưởng; Trưng tập một số cán bộ
có chuyên môn và Trưởng các thôn, xóm tham gia tổ giúp việc.
- Nhiệm vụ của tổ giúp việc: Giúp Hội
đồng thực hiện việc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp đổi GCN QSDĐ, xây
dựng CSDL đất nông nghiệp ngoài đồng sau DĐĐT.
1.2. Lập thiết kế kỹ thuật dự toán.
a). UBND xã, thị
trấn lập thiết kế kỹ thuật dự toán trình Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Tài chính thẩm định. Nội dung của thiết kế kỹ thuật - dự toán theo đề cương mẫu số 01. Việc lập dự toán kinh phí
tham khảo bộ đơn giá theo phụ lục số 02 kèm
theo hướng dẫn này.
b). Một số lưu ý
khi lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán:
- Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân các xã,
thị trấn là chủ đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư: Do ngân sách xã,
thị trấn đầu tư theo Quyết định của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và
dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. UBND huyện sử dụng kinh phí từ nguồn 10%
tiền sử dụng đất trong tổng số tiền SDĐ thu được để chi hỗ trợ cho các xã, thị
trấn.
- Thẩm định và phê duyệt phương án
thiết kế kỹ thuật-dự toán:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm
định phương án kỹ thuật;
+ Phòng Tài chính-Kế hoạch thẩm định
dự toán;
+ Căn cứ kết quả thẩm định của phòng
TN&MT và Phòng Tài chính, Chủ tịch UBND xã, thị trấn ban hành Quyết định
phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - dự toán.
- Phương thức thực hiện: UBND xã chỉ
đạo tổ giúp việc của UBND xã trực tiếp thực hiện Phương án thiết kế kỹ thuật - dự
toán nếu có đủ cán bộ kỹ thuật; hoặc UBND xã có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ
năng lực, kết hợp với tổ giúp việc của xã để thực hiện.
1.3. Thu thập tài liệu.
Trước khi thực hiện việc chỉnh lý bản
đồ phải tiến hành thu thập các tài liệu liên quan bao gồm:
- Bản đồ địa chính: Sử dụng bản đồ địa
chính đã dùng để giao ruộng khi thực hiện DĐĐT, chỉnh lý biến động và lập HSĐC,
cấp GCNQSDĐ nông nghiệp ngoài đồng sau DĐĐT.
- Tài liệu, hồ sơ Dồn điền đổi thửa
gồm:
+ Phương án Dồn điền đổi thửa;
+ Các biên bản họp của thôn, đội liên
quan đến việc DĐĐT;
+ Sơ đồ giao ruộng, phiếu thửa đã lập
khi giao ruộng;
+ Biên bản giao đất cho hộ gia đình cá
nhân.
- Các hồ sơ liên quan đến thu hồi đất,
giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho...;
2. Tiến hành chỉnh lý
bản đồ địa chính
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực
hiện theo hướng dẫn số 651/HD-STNMT ngày 30/3/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường
về việc áp dụng một số nội dung của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014
của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
Các bước thực hiện như sau:
a). Tiến hành rà
soát, đối chiếu các tài liệu, hồ sơ khi thực hiện DĐĐT so với bản đồ địa chính;
căn cứ kết quả rà soát, đối chiếu và thực hiện việc chỉnh lý như sau:
a.1). Trường hợp
các tài liệu này đồng bộ và phù hợp với bản đồ và hiện trạng sử dụng đất, không
có sai khác với phương án giao ruộng thì sử dụng các tài liệu này để chỉnh lý
những nội dung biến động do DĐĐT lên bản đồ.
a.2). Trường hợp
giữa bản đồ và các tài liệu không đồng bộ, có sai sót về thửa địa chính hoặc có
biến động về diện tích, hình thể của thửa địa chính hoặc có biến động về hiện
trạng sử dụng đất so với phương án giao ruộng thì tiến hành khảo sát thực địa,
chỉnh lý tài liệu có sai sót; đo đạc để chỉnh lý bản đồ (nếu cần). Việc
đo đạc, chỉnh lý bản đồ được sử dụng các phương pháp đo đạc đơn giản như giao
hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây...
b). Khi thực
hiện chỉnh lý BĐĐC cần lưu ý:
b.1). Chỉnh lý bản
đồ:
+ Đối với nơi đã có bản đồ số hoặc số
hóa thì thực hiện chỉnh lý trực tiếp trên bản đồ số hoặc số hóa.
+ Đối với những nơi đã có bản đồ có
tọa độ nhưng chưa số hóa thì tiến hành chỉnh lý rồi số hóa bản đồ đã chỉnh lý.
+ Đối với các xã chỉ có bản đồ giấy
không có tọa độ hoặc bản đồ cũ, mờ, không đủ điều kiện kỹ thuật để thực hiện
việc số hóa, thì thực hiện chỉnh lý trên bản đồ giấy rồi tiến hành scan hoặc
chụp ảnh để lưu vào CSDL địa chính.
+ Nét chỉnh lý của các thửa đất được
thể hiện trên bản đồ địa chính dạng giấy bằng mực màu đỏ; nét cũ được gạch bỏ
bằng mực màu đỏ đối với bản đồ địa chính dạng giấy, chuyển thành lớp riêng đối
với bản đồ địa chính dạng số.
+ Đối với diện tích đất nhân dân đã
góp làm giao thông, thủy lợi nội đồng khi thực hiện DĐĐT thì thực hiện chỉnh lý
nhập diện tích đất này vào đất giao thông, thủy lợi hiện hữu.
- Đánh số thửa phát sinh khi chỉnh lý
bản đồ:
+ Trường hợp thửa đất mới phát sinh do
tách thửa, hợp thửa thì hủy bỏ số thứ tự thửa đất cũ, số thửa mới được đánh số
tiếp theo số thứ tự thửa đất có số hiệu lớn nhất trong tờ bản đồ; đồng thời
phải lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý” ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung
bản đồ, trừ trường hợp chỉnh lý bản đồ địa chính trong cơ sở dữ liệu địa chính.
Nội dung “Bảng các thửa đất chỉnh lý” phải thể hiện số thứ tự, mã loại đất và
diện tích thửa đất tách, hợp đã được chỉnh lý và số thứ tự thửa, mã loại đất và
diện tích mới của thửa đất đó sau chỉnh lý;
+ Trường hợp nhà nước thu hồi một phần
thửa đất mà phần thu hồi không tạo thành thửa đất mới và phần diện tích còn lại
không bị chia cắt thành nhiều thửa đất thì phần diện tích còn lại không thu hồi
vẫn giữ nguyên số thứ tự thửa đất cũ.
- Tên bản đồ chỉnh lý thống nhất ghi
là: “Bản đồ cấp GCNQSDĐ nông nghiệp ngoài đồng sau DĐĐT”.
- Biên tập và in bản đồ thực hiện theo
mẫu tại phụ lục số 03 kèm theo hướng dẫn
này.
- Các nội dung tài liệu có liên quan
phải được chỉnh lý, bổ sung đồng bộ với bản đồ địa chính.
b.2). Đối với hộ
có vi phạm trong việc sử dụng đất: Trước khi chỉnh lý bản đồ, lập HSĐC, cấp
GCNQSDĐ, xây dựng CSDL địa chính phải rà soát các trường hợp vi phạm trong việc
sử dụng đất như tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất..., lập phương
án xử lý trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện rồi mới chỉnh lý bản
đồ theo phương án.
b.3). Đối với các
hộ đã nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa làm thủ tục phải thu thập hồ sơ,
thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 100 luật đất
đai 2013 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển
quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày
01/07/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì tiến hành cấp GCN QSDĐ).
3. Hoàn thiện hồ sơ
địa chính.
- Trên cơ sở bản đồ địa chính đã được
chỉnh lý, đơn vị thi công tiến hành kiểm tra, đối soát để chỉnh sửa đồng bộ số
liệu giữa bản đồ với các tài liệu có liên quan, chỉnh lý, hoàn thiện hệ thống phiếu
thửa; sử dụng phần mềm ELIS hỗ trợ lập các tài liệu trong hồ sơ địa chính:
+ Sổ mục kê đất nông nghiệp ngoài đồng
sau DĐĐT theo mẫu số 04;
+ Biểu thống kê biến động đất nông
nghiệp ngoài đồng sau DĐĐT theo mẫu số 05.
+ Biểu tổng hợp 01/TKĐĐ, 02/TKĐĐ,
03/TKĐĐ ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
4. Cấp GCN QSDĐ sau
DĐĐT.
4.1. Cấp xã.
- UBND xã, thị trấn căn cứ bản đồ đã
được chỉnh lý; in đơn xin cấp đổi GCNQSDĐ của từng hộ gia đình, cá nhân theo mẫu số 06 và chuyển đến từng hộ sử dụng đất để
ký.
- UBND xã, thị trấn xác nhận vào đơn
đề nghị cấp đổi GCN của hộ gia đình, cá nhân; lập danh sách các hộ đủ điều kiện
cấp đổi GCN theo mẫu số 07.
- Công khai danh sách cấp GCN QSDĐ tại
nhà văn hóa thôn, xóm, trụ sở UBND xã, thị trấn, kết thúc công khai lập biên
bản theo mẫu số 08.
- Hội đồng đăng ký cấp GCN của xã, thị
trấn tiến hành xét duyệt (lập biên bản xét duyệt theo mẫu
số 09);
- Gửi kết quả sau khi công khai đến tổ
công tác cấp huyện để thẩm định.
4.2. Cấp huyện
- Trên cơ sơ kết quả thẩm định và danh
sách đề nghị cấp GCN của hội đồng đăng ký cấp GCN cấp xã, tổ công tác cấp huyện
tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định phải được lập thành biên bản kèm theo danh
sách những hộ đủ điều kiện cấp GCN; lập tờ trình gửi UBND cấp huyện phê duyệt.
- UBND huyện ban hành quyết định cấp
GCN và giao cho Phòng TN&MT chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp
huyện (hoặc chi nhánh VPĐK đất đai) in GCN trình UBND huyện ký GCN.
4.3. Trao Giấy chứng nhận đã ký cho
người sử dụng đất:
- Sau khi UBND huyện ký Giấy chứng
nhận quyền dụng đất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc chi nhánh
VPĐK đất đai) phối hợp với UBND cấp xã thông báo cho hộ gia đình, cá nhân
biết thời gian, địa điểm trao Giấy chứng nhận (tại trụ sở UBND cấp xã); GCN
QSDĐ phải phát trực tiếp đến chủ hộ, được chủ hộ ký nhận vào sổ cấp GCN (trường
hợp đặc biệt, chủ hộ đi làm ăn xa dài ngày phải có giấy ủy quyền hợp pháp)
- Trước khi trao Giấy chứng nhận cho
người được cấp, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc chi nhánh VPĐK đất
đai) thực hiện việc sao, quét Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều
22 của Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT.
- Việc trao GCN QSDĐ cho chủ hộ đang
thế chấp GCN cũ tại các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại khoản 4 điều
76 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
4.4. Một số lưu ý trong quá trình cấp
đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ngoài đồng cho hộ gia đình,
cá nhân
a). Lập đơn đề nghị
cấp đổi GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và danh sách đề nghị cấp
GCN của UBND cấp xã
- Đơn đề nghị cấp đổi GCN quyền sử
dụng đất theo mẫu số 06 kèm theo hướng dẫn
này, đơn được lập cho hộ gia đình, cá nhân để kê khai đăng ký do đơn vị tư vấn
giúp UBND cấp xã thực hiện in tự động qua phần mềm ELIS.
- Danh sách đề nghị cấp đổi GCN quyền
sử dụng đất nông nghiệp ngoài đồng cho hộ gia đình, cá nhân được đơn vị tư vấn
lập bằng phần mềm ELIS, in ấn, chủ tịch UBND cấp xã kiểm tra, xác nhận và trình
UBND cấp huyện quyết định và ký GCN cho hộ gia đình, cá nhân.
b). Nội dung của GCN
quyền sử dụng đất
Việc viết Giấy chứng nhận và lập hồ
sơ, cơ sở dữ liệu địa chính được thực hiện thống nhất trên phần mềm ELIS.
b.1). Việc cấp GCN
QSDĐ nông nghiệp ngoài đồng sau DĐĐT thực hiện cấp 01 GCN QSDĐ cho nhiều thửa
đất nông nghiệp ngoài đồng trong cùng một xã, thị trấn. Trang 2 của GCN QSDĐ
thể hiện như sau:
+ Địa chỉ thửa đất: Thể hiện thông tin
địa chỉ chung của các thửa đất bao gồm tên xứ đồng (nếu có) và tên đơn
vị hành chính cấp xã, huyện tỉnh.
+ Các thông tin về thửa đất số, tờ bản
đồ số, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn
gốc sử dụng đất được thể hiện theo bảng dưới đây:
Tờ bản đồ
số
|
Thửa đất số
|
Diên tích
(m2)
|
Hình thức
sử dụng
|
Mục đích sử
dụng
|
Thời hạn sử
dụng
|
Nguốn gốc sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trường hợp người sử dụng đất có
nguyện vọng cấp một GCN cho một thửa đất thì các thông tin về thửa đất, tờ bản
đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất,
thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng ... thể hiện tại trang 2 của GCN theo quy
định tại Điều 6 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT.
b.2). Thể hiện sơ
đồ thửa đất tại trang 3 của GCN
Trong trường hợp cấp một giấy chứng
nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp thì tại trang 3 của GCN không thể
hiện sơ đồ thửa đất.
c). Đối với
những nơi khi giao ruộng chưa lập phiếu thửa, chưa có sơ đồ giao ruộng hoặc
biên bản giao nhận ruộng đất khi thực hiện DĐĐT thì tổ công tác có trách nhiệm
trích vẽ sơ đồ thửa đất đã được giao chia tại thực địa để những hộ có trong
thửa đất đối chiếu khi ký đơn cấp GCN; bản trích vẽ sơ đồ thửa đất phải có chữ
ký của thôn, xóm trường ký và UBND cấp xã xác nhận.
d). Đối với trường
hợp mua bán, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất thì tổ công tác có trách nhiệm
hướng dẫn các hộ hoàn thiện các thủ tục tư pháp theo quy định của pháp luật dân
sự trước khi làm thủ tục cấp GCN. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 100 luật
đất đai 2013 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển
quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày
01/07/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được làm luôn thủ tục cấp GCNQSDĐ.
e). Đối với các
khu có biến động cần chỉnh lý lại phiếu thửa cho phù hợp với hồ sơ cấp GCN
QSDĐ.
f). Trước khi trao GCN
cho các hộ dân thì xử lý các GCN cũ như sau:
+ Thu hồi đối với trường hợp GCN cũ đã
cấp riêng cho đất nông nghiệp ngoài đồng.
+ Xác nhận thay đổi vào trang 4 của
GCN đã cấp đối với trường hợp GCN trước đây cấp chung cho cả đất nông nghiệp và
đất ở.
4.5. Cập nhật biến động và chỉnh lý hồ
sơ địa chính
Sau khi UBND cấp huyện ký Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (hoặc
chi nhánh VPĐK đất đai) có trách nhiệm:
- Chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa
chính; cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa chính của cấp huyện (ở nơi đã có cơ sở
dữ liệu địa chính).
- Thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý
biến động trên hồ sơ địa chính và bản trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo
địa chính (ở nơi chưa có bản đồ địa chính) của thửa đất hoặc khu vực các
thửa đất có biến động về ranh giới thửa (trong đó có thể hiện nội dung thay
đổi của thửa đất) đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường (hoặc văn phòng đăng ký đất đai) và UBND cấp xã để
chỉnh lý hồ sơ địa chính lưu giữ ở cấp tỉnh và cấp xã.
- Căn cứ Thông báo của Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất cấp huyện (hoặc chi nhánh VPĐK đất đai); Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc văn phòng
đăng ký đất đai) và UBND cấp xã chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý biến
động vào hồ sơ địa chính do đơn vị mình đang quản lý theo quy định.
5. Xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính
- Cơ sở dữ liệu địa chính được xây
dựng theo đơn vị hành chính cấp xã, cơ sở dữ liệu địa chính của cấp huyện là tập
hợp dữ liệu đất đai của các xã thuộc huyện;
- Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử
dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu địa chính phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời
và thực hiện theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
5.1. Sử dụng phần mềm ELIS, hỗ trợ
công tác cấp GCN QSDĐ
Việc sử dụng phần mềm ELIS hỗ trợ cho
việc lập hồ sơ cấp GCN QSDĐ được thực hiện theo đúng quy trình quy định tại
Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2013 Quy định về xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính. Để làm tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng
phần mềm ELIS xây dựng CSDL địa chính hỗ trợ cấp GCN QSDĐ trên địa bàn tỉnh Nam
Định sau dồn điền đổi thửa cần lưu ý một số nội dung sau:
- Việc xây dựng CSDL địa chính và công
tác cấp GCN QSDĐ, được thực hiện đồng thời.
- Sau khi thu thập phân loại tài liệu
và xây dựng phương án xử lý cấp GCN các thông tin về chủ sử dụng đất sẽ được
cập nhật vào CSDL địa chính bằng phần mềm ELIS.
- Sau khi rà soát tính chính xác, đồng
bộ của hồ sơ và bản đồ, phần mềm ELIS sẽ hỗ trợ việc in đơn kê khai, và các
loại sổ sách tài liệu khác theo đúng mẫu quy định về việc lập hồ sơ cấp giấy
chứng nhận QSDĐ.
a). Đối với các
xã có file bản đồ số: Việc chỉnh lý biến động, cập nhật vào phần mềm theo đúng
quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quy định tại thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24
tháng 04 năm 2013, dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính sẽ được kết nối đồng
bộ. Việc sử dụng ELIS phục vụ xây dựng CSDL địa chính hỗ trợ cấp giấy chứng
nhận QSDĐ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:
Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian
địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số;
Rà soát chuẩn hóa thông tin thuộc tính
cho từng đối tượng không gian địa chính theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu
địa chính.
Bước 2:
Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng
không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã.
Nhập, chuẩn hóa thông tin từ hồ sơ
đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu cấp đổi Giấy chứng nhận.
Quét bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa
chính, giấy tờ pháp lý đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận, (lưu ý, xử lý tập
tin quét hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu trữ dưới khuôn
dạng tập tin PDF).
Bước 3: Thực hiện
đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu địa chính của 100% thửa đất và in ấn
đơn kê khai, danh sách các hộ đề nghị cấp giấy chứng nhận QSDĐ và các hồ sơ
khác sau khi đã đủ điều kiện pháp lý (GCN, Sổ địa chính, Sổ mục kê, Biểu thống
kê đất nông nghiệp….).
b). Đối với các
xã không có file bản đồ số: Với các xã có bản đồ có tọa độ HN72 thì được số hóa
bản đồ, nắn chỉnh và tính chuyển về hệ tọa độ VN2000 để phục vụ xây dựng CSDL
và cấp GCN QSDĐ. Các bước sử dụng ELIS phục vụ - xây dựng CSDL địa chính hỗ trợ
cấp giấy chứng nhận QSDĐ như sau:
Bước 1: Thu thập tài
liệu bản đồ và các tài liệu liên quan đến hình dạng thửa đất; Rà soát và chỉnh
lý biến động thửa đất trên bản đồ giấy theo thực địa; các xã có bản đồ có tọa
độ HN72 thì tiến hành số hóa bản đồ, nắn chỉnh và tính chuyển về hệ tọa độ
VN2000 để phục vụ xây dựng CSDL và cấp GCN QSDĐ. Các xã bản đồ cũ, nát không đủ
điều kiện số hóa thì thực hiện quét bản đồ sơ đồ, bản trích đo địa chính, giấy
tờ pháp lý đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận, (lưu ý, xử lý tập tin quét
hình thành bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số, lưu trữ dưới khuôn dạng tập
tin PDF).
Bước 2. Nhập, chuẩn
hóa thông tin từ hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy chứng
nhận.
Bước 3: Thực hiện
đối soát và hoàn thiện chất lượng dữ liệu địa chính của 100% thửa đất và in ấn
đơn kê khai, danh sách các hộ đề nghị cấp giấy chứng nhận QSDĐ và các hồ sơ
khác sau khi đã đủ điều kiện pháp lý (GCN, SĐC, SMK, Biểu TK...).
c). Các xã có
bản đồ cũ, mờ, không đủ điều kiện kỹ thuật để thực hiện việc số hóa, để đảm bảo
cơ sở pháp lý và lưu trữ tài liệu, các bản đồ (sơ đồ thửa đất, phiếu thửa,
trích lục....) được chỉnh lý biến động trên bản đồ giấy và scan hoặc chụp
ảnh để lưu vào hồ sơ của chủ sử dụng đất bằng phần mềm ELIS.
Sản phẩm cơ sở dữ liệu của từng đơn vị
hành chính cấp xã sau khi hoàn thành, đóng gói, giao nộp được tích hợp thành
CSDL địa chính cấp huyện;
6. Kiểm tra nghiệm
thu bản đồ chỉnh lý, HSĐC, CSDLĐC
Phòng tài nguyên và Môi trường huyện
và tổ giúp việc giúp UBND huyện thực hiện kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận “Bản
đồ cấp GCNQSDĐ nông nghiệp ngoài đồng sau DĐĐT” do đơn vị cấp xã lập.
7. Nhân bản và giao
nộp tài liệu
Hệ thống hồ sơ tài liệu cần nhân bản
và giao nộp để lưu trữ và quản lý sử dụng tại các cấp cụ thể như sau:
STT
|
Tên tài
liệu
|
Cấp lưu trữ
|
Xã
|
Huyện
|
Sở TNMT
|
1
|
Biên bản giao ruộng cho hộ dân
|
x
|
x
|
|
2
|
Phiếu thửa
|
x
|
x
|
|
3
|
Danh sách đề nghị cấp GCN QSDĐ nông
nghiệp sau DĐĐT
|
x
|
x
|
|
4
|
Bản đồ chỉnh lý đất nông nghiệp
ngoài đồng
|
x
|
x
|
x
|
5
|
Sổ mục kê đất nông nghiệp ngoài đồng
|
x
|
x
|
x
|
6
|
Biểu thống kê đất đai 01/TKĐĐ,
02/TKĐĐ, 03/TKĐĐ
|
x
|
x
|
x
|
7
|
Biểu 05: Thống kê biến động đất nông
nghiệp ngoài đồng sau DĐĐT.
|
x
|
x
|
x
|
8
|
Đĩa ghi dữ liệu của Cơ sở dữ liệu
địa chính
|
x
|
x
|
x
|
9
|
Tài liệu kiểm tra, nghiệm thu
|
x
|
x
|
x
|
Trên đây là hướng dẫn của Sở Tài
nguyên và Môi trường về công tác chỉnh lý bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi
GCNQSDĐ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đất nông nghiệp ngoài đồng sau Dồn điền
đổi thửa trên địa bàn tỉnh Nam Định. Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND
các huyện nghiên cứu, vận dụng để chỉ đạo; Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Sở để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
-
UBND tỉnh (để báo cáo);
- UBND các huyện, TP;
- Lãnh đạo Sở;
- Các đơn vị thuộc Sở;
- Phòng TN&MT các huyện, TP;
- Website của Sở;
- Lưu: VT, ĐĐĐK.
|
GIÁM ĐỐC
Vũ Minh Lượng
|