Hướng dẫn 627/HD-TLĐ năm 2016 công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 627/HD-TLĐ
Ngày ban hành 04/05/2016
Ngày có hiệu lực 04/05/2016
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Mai Đức Chính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 627/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2016

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG ĐOÀN THAM GIA THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 63/2015/NĐ-CP NGÀY 22/7/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI SẮP XẾP LẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU

- Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là Nghị định 63/2015/NĐ-CP);

- Căn cứ Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 63/2015/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH);

Tổng Liên đoàn hướng dẫn nhiệm vụ của các cấp công đoàn tham gia thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu như sau:

I. NHIỆM VỤ CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

1. Phối hợp với Giám đốc công ty tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách đến người lao động

Công đoàn cơ sở Công ty TNHH một thành viên thuộc phạm vi sắp xếp theo quy định tại Điều 1 Nghị định 63/2015/NĐ-CP (sau đây gọi chung là công ty thực hiện sắp xếp) phối hợp với Giám đốc công ty, các phòng, ban chức năng lựa chọn hình thức phù hợp với đặc điểm, tình hình của công ty để tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan về chính sách lao động dôi dư, đảm bảo thiết thực, hiệu quả để người lao động hiểu rõ về chế độ, chính sách của Nhà nước khi công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thực hiện việc sắp xếp lại.

2. Tham gia xây dựng phương án sử dụng lao động

- Công đoàn cơ sở chủ động tham gia với giám đốc, các phòng, ban chức năng công ty xây dựng tiêu chí phân loại lao động. Trước khi tham gia ý kiến xây dựng tiêu chí phân loại lao động, phải lấy ý kiến tham gia của công đoàn bộ phận, tcông đoàn phòng, ban, phân xưởng, t, đội sản xuất.

- Trên cơ sở tiêu chí phân loại lao động của công ty, công đoàn cơ sở hướng dẫn công đoàn bộ phận, tổ công đoàn phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất phối hợp với lãnh đạo chuyên môn đồng cấp tiến hành phân loại lao động trong phạm vi quản lý.

- Căn cứ kết quả phân loại lao động của các phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất, công đoàn cơ sở rà soát và tham gia với các phòng, ban chức năng, giám đc công ty xây dựng phương án sử dụng lao động theo các nội dung quy định tại Điều 3, Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH.

+ Khi tham gia xây dựng phương án sử dụng lao động, cần chú ý đến việc xác định số năm công tác trong khu vực nhà nước, số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, lý do chấm dứt hợp đồng lao động của từng người lao động để làm cơ sở giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư.

+ Trường hợp trong gia đình mà cả hai vợ chồng, cha con, mẹ con, hoặc người lao động là lao động chính thuộc diện dôi dư, mất việc làm, thì công đoàn cơ sở đề nghị giám đốc xem xét, để lại người có trình độ chuyên môn cao hơn, sức khỏe tốt hơn, người lao động là lao động chính tiếp tục làm việc cho công ty sau khi sắp xếp, trừ trường hợp người lao động không muốn ở lại làm việc hoặc công ty bị giải thể, phá sản.

- Chủ động đề xuất và phối hợp với giám đốc tổ chức Hội nghị người lao động để lấy ý kiến của người lao động tham gia vào phương án sử dụng lao động theo quy định tại khoản 8, Điều 3, 44/2015/TT-BLĐTBXH, công khai phương án sử dụng lao động theo các hình thức quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hoặc theo các hình thức phù hợp với đặc điểm, tình hình công ty.

3. Tổ chức giám sát việc xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư với các nội dung cụ thể sau:

- Giám sát việc xây dựng tiêu chí phân loại lao động, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, sử dụng tối đa lao động hiện có, vì mục tiêu nâng cao chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, khả năng cạnh tranh và tăng năng suất lao động của công ty sau khi sắp xếp.

- Giám sát quá trình phân loại lao động, xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH và tiêu chí phân loại lao động của công ty.

- Giám sát việc tính toán chế độ trợ cấp cho từng đối tượng lao động dôi dư theo đúng quy định tại Nghị định 63/2015/NĐ-CP, Thông tư 44/2015/TT- BLĐTBXH và các văn bản, hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan.

- Giám sát quá trình chi trả chế độ cho người lao động dôi dư như công khai thủ tục, thời gian, địa điểm, cá nhân trực tiếp liên quan đến việc thanh toán, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư..., đảm bảo việc chi trả nhanh, gọn, đầy đủ, dứt điểm, tránh để người lao động phải đi lại nhiều lần.

- Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người đại diện phần vốn của công ty theo quy định tại Điều 5, Nghị định 63/2015/NĐ-CP.

- Giám sát việc giải quyết, xử lý các vướng mắc, khiếu nại, tố cáo của người lao động trong quá trình thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư.

4. Đề xuất với chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc công ty về việc hỗ trợ thêm cho người lao động dôi dư bằng nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định tại khoản 6, Điều 10, Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH.

5. Phản ánh kịp thời với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giám sát, tham gia tổ chức thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư.

6. Báo cáo công đoàn cấp trên về kết quả đã làm được; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình giám sát và tham gia tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động dội dư.

II. NHIỆM VỤ CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG, CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN

1. Phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho toàn thlao động tại các công ty thuộc đối tượng sắp xếp lại về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chế độ, chính sách đối với lao động dôi dư quy định tại Nghị định 63/2015/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan để người lao động hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia việc sắp xếp lao động tại công ty.

2. Tổ chức tập huấn cho công đoàn cấp dưới và công đoàn cơ sở công ty thực hiện sắp xếp về trách nhiệm của công đoàn trong tham gia xây dựng phương án sử dụng lao động, giám sát việc thực hiện và giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ