Hướng dẫn 32-HD/TW thực hiện quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 32-HD/TW
Ngày ban hành 25/09/2009
Ngày có hiệu lực 25/09/2009
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Hồ Đức Việt
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-------

Số 32-HD/TW

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2009

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế bầu cử trong Đảng (ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW ngày 17/4/2009 của Bộ Chính tị khóa X),
- Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về một số điểm mới và điểm cần chú ý khi thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng như sau:

1. Về đối tượng và phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh của Quy chế bầu cử trong Đảng là bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương (việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng có quy chế riêng do Đại hội thông qua; việc lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý không áp dụng theo Quy chế này).

2. Về nguyên tắc bầu cử (Điều 2)

Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán; kết quả bầu cử phải được chuẩn y của cấp ủy có thẩm quyền theo quy định.

3. Về hình thức bầu cử (Điều 3)

- Bầu cử bằng phiếu kín thực hiện trong các trường hợp: Bầu cấp ủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy, bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của cấp ủy; bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

- Biểu quyết giơ tay (hoặc sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) được thực hiện trong các trường hợp: bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị Đảng (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu…)

4. Quyền ứng cử (Điều 4)

- Đối với đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội ứng cử vào cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên thì cấp ủy cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử.

- Chỉ có đảng viên chính thức (ở đại hội đảng viên) và đại biểu chính thức (ở đại hội đại biểu) mới có quyền ứng cử để được bầu làm đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp. Đại hội không bầu đại biểu vắng mặt suốt thời gian đại hội đi dự đại hội cấp trên.

5. Về quyền đề cử (Điều 5)

- Ở đại hội đảng viên: Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền để cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu cử vào cấp ủy cấp mình.

- Ở đại hội đại biểu: Chỉ đại biểu chính thức mới có quyền đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình tham gia cấp ủy; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

- Cấp ủy cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự cấp ủy khóa mới. Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo danh sách nhân sự do cấp ủy câp triệu tập đại hội chuẩn bị đại hội tham khảo trước khi thông qua danh sách bầu cử.

6. Về danh sách bầu cử (Điều 7)

Thẩm quyền giải quyết việc cho rút khỏi danh sách bầu cử theo từng đối tượng được quy định tại khoản 1, Điều 10; khoản 4, Điều 20; khoản 6, Điều 23; khoản 3 Điều 24; khoản 4, Điều 25 của Quy chế bầu cử.

Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A, B, C…; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp lên trên.

7. Về phiếu bầu cử (Điều 8)

Phiếu bầu cử phải ghi rõ họ và tên những người trong danh sách bầu cử; phải đóng dấu của cấp ủy triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở thì đóng dấu của cấp ủy cơ sở.

- Nơi có điều kiện in phiếu thì in phiếu.

- Nơi không có điều kiện in phiếu thì ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu.

- Trường hợp danh sách bầu cử không có số dự; phiếu bầu được chia làm 4 cột gồm số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.

Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:

- Phiếu hợp lệ là: Phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiều bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; trường hợp phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, nếu người bầu cử đánh dấu X vào ô không đồng ý thì phiếu đó vẫn hợp lệ.

- Phiếu không hợp lệ là: Phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh đấu X vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (phiếu trắng) trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mức; phiếu ký tên hoặc viết thêm.

[...]
13
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ