Quyết định 220-QĐ/TW năm 2009 ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị ban hành

Số hiệu 220-QĐ/TW
Ngày ban hành 17/04/2009
Ngày có hiệu lực 17/04/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Chính trị
Người ký Trương Tấn Sang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CHÍNH TRỊ
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------

Số: 220-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá X;
- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan,

BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH

1- Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định này.

2- Các cấp uỷ và tổ chức đảng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quy chế. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế.

3- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 77-QĐ/TW, ngày 22-6-2000 của Bộ Chính trị khoá VIII và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Trương Tấn Sang

 

QUY CHẾ

BẦU CỬ TRONG ĐẢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị khoá X)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương.

Việc bầu cử ở cấp Trung ương có quy chế riêng.

Điều 2. Nguyên tắc bầu cử

Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán; kết quả bầu cử phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định.

Điều 3. Hình thức bầu cử

1. Việc bầu cử bằng phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:

- Bầu ban chấp hành chi bộ, đảng bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.

- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ.

- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

2. Hình thức biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) được thực hiện để bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị Đảng (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).

Chương II

QUYỀN ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ, BẦU CỬ, DANH SÁCH BẦU CỬ, PHIẾU BẦU CỬ

[...]