Hướng dẫn 1755/HD-TLĐ năm 2013 Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 1755/HD-TLĐ
Ngày ban hành 20/11/2013
Ngày có hiệu lực 20/11/2013
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Mai Đức Chính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1755/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Căn cứ Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) Về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;

Căn cứ Bộ Luật lao động 2012, Luật Công đoàn 2012, Luật Thanh tra 2010 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI;

Căn cứ Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (NĐ60/CP);

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các cấp Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:

Phần 1.

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THAM GIA XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

MỤC 1. CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THAM GIA XÂY DỰNG QUY CHẾ DÂN CHỦ

I. Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng quy chế dân chủ

Những doanh nghiệp1 chưa xây dựng quy chế dân chủ, công đoàn cơ sở tham gia vào quá trình xây dựng quy chế dân chủ theo trình tự và nội dung như sau:

1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ.

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở đề nghị người sử dụng lao động thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Ban chỉ đạo); thống nhất thành phần và số lượng thành viên mỗi bên tham gia Ban chỉ đạo; cử đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở tham gia thành viên Ban chỉ đạo.

- Đề xuất với Ban chỉ đạo thành lập Tổ biên tập để giúp Ban Chỉ đạo xây dựng quy chế dân chủ tại doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không nhất thiết thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập, có thể thành lập Tổ xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp.

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở lựa chọn, giới thiệu người có trình độ, năng lực đại diện cho công đoàn tham gia Tổ biên tập quy chế dân chủ. Thành viên đại diện cho công đoàn cơ sở tham gia Tổ biên tập phải thường xuyên trao đổi, xin ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong quá trình tham gia xây dựng quy chế dân chủ tại doanh nghiệp.

2. Tham gia xây dựng nội dung quy chế dân chủ tại doanh nghiệp

Trong quá trình tham gia xây dựng quy chế dân chủ, công đoàn cơ sở chủ động đề xuất đưa vào quy chế dân chủ những nội dung đảm bảo quyền của người lao động được biết, được bàn, được tham gia và kiểm tra giám sát, cụ thể là:

2.1. Đảm bảo quyền người lao động được biết

Những nội dung người sử dụng lao động phải công khai cho người lao động biết quy định tại Điều 6 NĐ60/CP. Ngoài ra, tùy đặc thù của từng doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đề nghị với người sử dụng lao động quy định thêm những nội dung cần công khai khác liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động để người lao động biết, như: công khai đơn giá tiền lương trên một sản phẩm; tiền chuyên cần; tiền hỗ trợ đi lại, tiền người lao động đóng góp lập quỹ trợ giúp khó khăn (nếu có) v.v...

Để đảm bảo nhiều người lao động được biết các nội dung công khai, công đoàn cơ sở cần đề xuất đưa vào quy chế các hình thức công khai sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

2.2. Đảm bảo quyền người lao động được tham gia ý kiến

Những nội dung người sử dụng lao động phải lấy ý kiến tham gia của người lao động quy định tại Điều 7 NĐ60/CP. Căn cứ vào thực tiễn của doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đề xuất và thỏa thuận với người sử dụng lao động đưa thêm những nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động cần lấy ý kiến tham gia.

Để việc lấy ý kiến người lao động có hiệu quả, chất lượng và tránh hình thức, công đoàn cơ sở cần đề xuất các hình thức lấy ý kiến sao cho thuận tiện, dễ thực hiện.

2.3. Quyền quyết định của người lao động

Nội dung quyền quyết định của người lao động quy định tại Điều 8 NĐ60/CP. Ngoài ra, công đoàn cơ sở cần đề xuất bổ sung thêm các nội dung khác mà doanh nghiệp cần trưng cầu ý kiến người lao động trước khi quyết định thực hiện, trong đó cần có quy định hình thức phù hợp và thuận lợi cho người lao động thực hiện quyền quyết định và thể hiện được chính kiến của họ.

2.4. Quyền kiểm tra, giám sát của người lao động

Nội dung người lao động được kiểm tra, giám sát quy định tại Điều 9 NĐ60/CP, trong đó có quy định người lao động được giám sát các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Do đó công đoàn cần đề xuất với người sử dụng lao động, bổ sung thêm một số nội dung người lao động được quyền kiểm tra, giám sát, như: Về thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động, trang bị bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, v.v...

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ