Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2012 về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành

Số hiệu 04-HD/UBKTTW
Ngày ban hành 15/03/2012
Ngày có hiệu lực 15/03/2012
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ủy ban kiểm tra trung ương
Người ký Ngô Văn Dụ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN KIỂM TRA
TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 04-HD/UBKTTW

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2012

 

HƯỚNG DẪN

VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) "MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY"

Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16-1-2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 4); Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 24-2-2012 và Kế hoạch số 08-KH/TW, ngày 12-3-2012 của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, như sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Mục đích

a- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 4, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra.

b- Tạo cơ sở, điều kiện để các cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những công việc được giao theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4.

2- Yêu cầu

a- Cấp uỷ các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 với trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao, trước hết là người đứng đầu cấp uỷ, cán bộ chủ chốt ở mỗi cấp, cấp trên phải thật sự gương mẫu thực hiện để cấp dưới noi theo.

b- Các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng phải đúng tinh thần và nội dung Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ thị và Kế hoạch của Bộ Chính trị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cấp mình.

c- Thực hiện kiểm tra, giám sát với tinh thần kiên quyết, kiên trì, thực sự dân chủ, nhận xét, đánh giá, kết luận, xem xét xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải thận trọng, khách quan, công minh, chính xác, thấu tình, đạt lý, tránh làm lướt hoặc hình thức; xác định rõ lộ trình, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, gắn với thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.

II- NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

Các cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp, cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương về công tác kiểm tra, giám sát theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (khóa XI), Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020, Thông báo kết luận số 68-TB/TW, ngày 30-12-2011 của Bộ Chính trị sơ kết trên 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và chương trình công tác kiểm tra, giám sát hằng năm, cần tập trung triển khai các nội dung, nhiệm vụ sau để thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 4.

1- Cấp uỷ các cấp

a- Chỉ đạo ủy ban kiểm tra chủ trì phối hợp với các ban đảng, các tổ chức đảng và các cơ quan liên quan tham mưu, giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ chuẩn bị cụ thể sát hợp nội dung gợi ý kiểm điểm, yêu cầu và cách kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với một số cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện cấp uỷ quản lý xét thấy cần thiết.

Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chuẩn bị, thực hiện việc kiểm điểm, tự phê bình, phê bình và sửa chữa, khắc phục hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) sau kiểm điểm, nhất là đối với tập thể, cá nhân được gợi ý kiểm điểm; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc xử lý vi phạm.

b- Xây dựng, ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 4.

c- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đối với các tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý; sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện với cấp uỷ uỷ ban kiểm tra cấp trên.

2- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và uỷ ban kiểm tra các cấp

a- Phối hợp với các ban đảng ở Trung ương giúp Thường trực Ban Bí thư chủ trì tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân (đã nghỉ hưu) đối với tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Phối hợp với các ban đảng cùng cấp giúp thường trực cấp uỷ chủ trì tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân (đã nghỉ hưu) đối với ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp và cá nhân.

b- Chủ trì phối hợp với các ban đảng, cơ quan liên quan tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ nêu tại Điểm 1 (Mục II) trên đây.

c- Ban hành Hướng dẫn thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Ban hành kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 ở cấp mình và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả; báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ cùng cấp.

d- Chuẩn bị nội dung, hướng dẫn thực hiện Quy chế chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và ban chấp hành đảng bộ các cấp.

đ- Phối hợp với các ban đảng, tổ chức đảng và cơ quan liên quan cùng cấp (do các tổ chức, cơ quan đó chủ trì) tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, quy chế về tổ chức cán bộ để chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả các giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4.

- Kiểm tra, xem xét việc giải quyết những vụ việc có thông tin hoặc đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và cộng tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng và việc kiện toàn mô hình, cơ cấu tổ chức, nhân sự, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng.

[...]