Hiệp định về Thương mại hàng dệt và các sản phẩm hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Số hiệu khongso
Ngày ban hành 17/07/2003
Ngày có hiệu lực 17/07/2003
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ,Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Người ký Raymond F Burghard,Trương Đình Tuyển
Lĩnh vực Thương mại

HIỆP ĐỊNH

VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM HÀNG DỆT TỪ BÔNG, LEN, SỢI NHÂN TẠO, SỢI THỰC VẬT NGOÀI BÔNG VÀ TƠ TẰM GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

1.                   (A)Thời hạn của Hiệp định này là giai đoạn từ 01/5/2003 đến 31/12/2004. "Giai đoạn Hiệp định đầu tiên" bắt đầu từ 01/5/2003 đến 31/12/2003. Mỗi “Giai đoạn Hiệp định” sau đó sẽ là thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01 tháng 01 của một năm cho đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.

(B)Bắt đầu từ năm 2004, trong trường hợp Hiệp định này không được đàm phán lại trước ngày 01 tháng12 mỗi năm trong thời gian Hiệp định này còn hiệu lực, các Bên sẽ tự động gia hạn Hiệp định này thêm một năm và tăng Hạn ngạch cụ thể theo tỷ lệ tăng trưởng qui định tại Phụ lục B (có thể được sửa đổi), cho đến khi Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành Thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới mà theo đó Hoa Kỳ áp dụng Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới cho Việt Nam.

PHẠM VI CỦA HIỆP ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI THEO XƠ SỢI

2.                   (A)Hàng dệt và các sản phẩm hàng dệt (“hàng dệt”) được điều chỉnh bởi Hiệp định này là các sản phẩm nêu tại Phụ lục A. Hệ thống các Cat. và hệ số chuyển đổi sang mét vuông tương ứng (SME) được nêu tại Phụ lục A sẽ được áp dụng cho việc thực hiện Hiệp định này.

(B)Phù hợp với các mục đích của Hiệp định này, các Cat. sau được ghép với nhau và được coi như các Cat. đơn lẻ, và, khi cần thiết,  hệ số qui đổi đặc biệt sang m2 sẽ được áp dụng để thực hiện Hiệp định này.

Cat. gộp

Cat. qui định trong Hiệp định

Tỷ lệ qui đổi đặc biệt

334,335

334/335

Chưa có

338,339

338/339

Chưa có

340, 640

340/640

Chưa có

341, 641

341/641

Chưa có

342,642

342/642

Chưa có

347,348

347/348

Chưa có

351, 651

351/651

Chưa có

352, 652

352/652

11,3

359-C, 659-C

359-C/659-C

10,0

359-S, 659-S

359-S/659-S

11,8

638, 639

638/639

12,96

645, 646

645/646

Chưa có

647,648

647/648

Chưa có

3.                   (A)Đối tượng điều chỉnh của Hiệp định này là cúi, sợi, vải, thành phẩm, quần áo, và các sản phẩm dệt may may sẵn trừ quần áo khác (sản phẩm có đặc tính cơ bản hình thành từ thành phần dệt của chúng) từ bông, len, xơ sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm hoặc chất liệu pha từ các loại xơ sợi trên, trong đó mỗi loại sợi này hoặc tất cả các loại sợi này gộp lại chiếm trọng lượng chính của sản phẩm. Các thành phần của một sản phẩm mà không phù hợp với phân loại theo Những Qui tắc Giải thích chung hoặc những Ghi chú Pháp lý của Mục 11 của Hệ thống Hài hoà sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này.

Phù hợp với các mục đích của Hiệp định này, hàng dệt trong phạm vi tiểu mục (A) được phân loại như sau:

Hàng dệt được xếp vào nhóm hàng từ xơ sợi nhân tạo, nếu sản phẩm có khối lượng chủ yếu là sợi nhân tạo, ngoại trừ:

(a)                                                           sản phẩm là trang phục được dệt kim, đan hoặc móc, trong đó hàm lượng len bằng hoặc lớn hơn 23% trọng lượng tất cả các loại sợi, trong trường hợp này sản phẩm được phân loại là hàng len; hoặc

(b)                 sản phẩm là trang phục, không được dệt kim, đan hoặc móc, trong đó hàm lượng len bằng hoặc lớn hơn 36% trọng lượng của tất cả các loại sợi, trong trường hợp này thì sản phẩm được phân loại là hàng len; hoặc

(c)                                                      sản phẩm là vải dệt thoi, trong đó hàm lượng len bằng hoặc lớn hơn 36% trọng lượng của tất cả các loại sợi, trong trường hợp này thì sản phẩm được phân loại là hàng len.

(ii)                                         Hàng dệt được xếp vào nhóm hàng từ bông, nếu không thuộc phạm vi của tiểu mục (B)(i) và nếu sản phẩm có trọng lượng chính là bông, ngoại trừ các sản phẩm là vải dệt thoi mà hàm lượng len bằng hoặc lớn hơn 36% trọng lượng của tất cả các loại sợi, trong trường hợp này sản phẩm được phân loại là hàng len.

(iii)                                       Hàng dệt được xếp vào nhóm hàng từ len, nếu không thuộc một trong các tiểu mục trên và sản phẩm có trọng lượng chính  là len.

(iv)                                        Hàng dệt từ tơ tằm hoặc sợi thực vật ngoài bông, nếu không thuộc một trong các tiểu mục trên đây và sản phẩm có trọng lượng chính là tơ tằm hoặc sợi thực vật ngoài bông, ngoại trừ:

(a)                 sản phẩm từ bông pha sợi len và/hoặc sợi nhân tạo mà trọng lượng tính gộp bằng hoặc lớn hơn 50% tổng trọng lượng của các loại sợi cấu thành và trọng lượng sợi bông bằng hoặc lớn hơn trọng lượng của từng loại sợi len và hoặc sợi nhân tạo cấu thành, trong trường hợp này sản phẩm được phân loại là hàng dệt từ bông.

(b)                                               sản phẩm không thuộc phạm vi của (B)(iv)(a) và hàm lượng len hơn 17% trọng lượng của tất cả các sợi cấu thành, trong trường hợp này sản phẩm sẽ được phân loại là hàng len.

(c)                                               sản phẩm không thuộc phạm vi của (B)(iv)(a) hoặc (b) và sợi nhân tạo cộng với bông và/hoặc len tính gộp bằng hoặc hơn 50% về trọng lượng của tất cả các sợi cấu thành, và phần sợi nhân tạo hơn trọng lượng của tổng phần  sợi len và/ hoặc tổng phần sợi bông, trong trường hợp này sản phẩm được phân loại là hàng xơ sợi nhân tạo.

(B)                                        Không phụ thuộc vào các qui định tại tiểu mục (A) và (B), nếu sản phẩm là quần áo có hàm lượng tơ tằm từ 70% trở lên (trừ phi sản phẩm có hơn 17% trọng lượng là len), hoặc sản phẩm không phải là quần áo mà có trọng lượng tơ tằm từ 85% trở lên thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này. Các sản phẩm được xác định theo tiểu mục (B) là áo len từ sợi tơ tằm và sợi thực vật ngoài bông, sẽ được phân loại thành áo len “tơ tằm” và áo len “sợi thực vật ngoài bông”. Theo mục này, áo len sẽ được phân loại là áo len “tơ tằm” nếu trọng lượng tơ vượt trọng lượng sợi thực vật ngoài bông (nếu có). áo len không phân loại là “tơ tằm” như được nêu ở trên sẽ được phân loại là áo len “sợi thực vật ngoài bông”. Nếu sản phẩm là quần áo và có trọng lượng tơ tằm từ 70% trở lên là tơ tằm và trọng lượng len hơn 17%, thì sẽ được phân loại là hàng len theo Tiểu mục (B)(iv)(b).

 Trong trường hợp hoài nghi một sản phẩm có thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này hay không, do không xác định được chắc chắn trọng lượng chính của sản phẩm là bông, len, sợi nhân tạo, tơ tằm hay sợi thực vật ngoài bông, thì giá trị chính của các loại sợi có thể được xem xét.

4.  Trong Giai đoạn Hiệp định đầu tiên, Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm có xuất xứ từ Việt Nam bằng hai phần ba (2/3) Hạn ngạch Cụ thể qui định tại Phụ lục B, và những Hạn ngạch Cụ thể này có thể bị điều chỉnh theo Hiệp định này. Trong mỗi Giai đoạn Hiệp định tiếp theo, Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm hàng dệt từ bông, len, sợi nhân tạo, sợi thực vật ngoài bông và tơ tằm có xuất xứ từ Việt Nam theo mức Hạn ngạch cụ thể quy định tại Phụ lục B, được tăng theo tỷ lệ tăng trưởng hàng năm và Hạn ngạch cụ thể này có thể được điều chỉnh theo Hiệp định này.

ĐIỀU CHỈNH LINH HOẠT

5.(A)     Trong mỗi Giai đoạn Hiệp định, các Hạn ngạch Cụ thể được quy định tại Phụ lục B có thể tăng thêm không quá 6 % (swing) với điều kiện là việc giảm tương ứng theo m2 sẽ được thực hiện đối với một hoặc nhiều Hạn ngạch Cụ thể khác theo m2 trong cùng Giai đoạn Hiệp định.

(B)                                       Không có Hạn ngạch nào có thể bị giảm xuống, theo tiểu mục (A), tới mức thấp hơn mức xuất khẩu đã được trừ vào hạn ngạch của Cat. đó cho Giai đoạn Hiệp định đó.

(C)        Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ thông báo cho Chính Phủ Hoa Kỳ những Hạn ngạch Cụ thể mà Việt Nam muốn tăng và những Hạn ngạch Cụ thể mà Việt Nam muốn giảm hạn ngạch, qui đổi ra mét vuông tương ứng.

(D)                (i)         Một mức Hạn ngạch Cụ thể được qui đinh tại Phụ lục B có thể được tăng thêm trong bất cứ Giai đoạn Hiệp định nào bằng cách Mượn trước (vay một phần Hạn ngạch tương ứng của Giai đoạn Hiệp định tiếp theo) và/hoặc Chuyển tiếp (sử dụng bất cứ phần chưa sử dụng của hạn ngạch tương ứng từ Giai đoạn Hiệp định trước) với mức không vượt quá 11%, trong đó phần Mượn trước không được vượt quá 6% đối với tất cả các Cat. trừ các Cat. 338/339 và 347/348; đối với các Cat.338/339 và 347/348, Mượn trước không được quá 8%.

(ii)                               Trong Giai đoạn Hiệp định đầu tiên, không được sử dụng Chuyển tiếp hạn ngạch. Trong Giai đoạn cuối cùng của Hiệp định, không được sử dụng Mượn trước hạn ngạch.

(E)                Phần hạn ngạch chưa sử dụng hết là hạn ngạch còn lại, khi trong một Giai đoạn Hiệp định, xuất khẩu của hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thấp hơn mức của bất kỳ một Hạn ngạch Cụ thể được quy định trong Phụ lục B (hoặc thấp hơn mức hạn ngạch đã giảm sau khi điều chỉnh theo qui định trong mục này). Trong Giai đoạn Hiệp định tiếp theo hạn ngạch chưa sử dụng hết, Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa kỳ có thể cho phép xuất khẩu vượt mức Hạn ngạch Cụ thể bằng cách chuyển tiếp phần hạn ngạch chưa sử dụng sang hạn ngạch của các Cat tương ứng. Số lượng hạn ngạch chuyển tiếp không vượt quá  phần hạn ngạch chưa sử dụng hết.

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ