Hiệp định số 22/2005/LPQT về chuyển giao công nghệ ép - đùn nhằm chống suy dinh dưỡng trẻ em tại Burkina-faso giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Burkina-faso và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp

Số hiệu 22/2005/LPQT
Ngày ban hành 21/02/2005
Ngày có hiệu lực 27/11/2004
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Nguyễn Hoàng Anh,***
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ NGOẠI GIAO
******

 

Số: 22/2005/LPQT

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2005 

 

Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Burkina-faso và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp về chuyển giao công nghệ ép - đùn nhằm chống suy dinh dưỡng trẻ em tại Burkina-faso có hiệu lực từ ngày 27 tháng 11 năm 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, CHÍNH PHỦ NƯỚC BURKINA-FASO VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ÉP -  ĐÙN NHẰM CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM TẠI BURKINA-FASO.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Burkina- Faso và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sau đây gọi tắt là "các Bên",

Xem xét Hiệp định khung ba bên về trao đổi công nghệ và năng lực giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Burkina-Faso, đã được ba Chính phủ ký vào tháng 10 năm 2004 tại Hà Nội (Việt Nam) và vào tháng 11 năm 2004 tại Ouagadougou (Burkina- Faso).

Lưu ý rằng Điều 24 của Công ước về quyền trẻ em, đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua vào năm 1990 và được Chính phủ ba nước ký Hiệp định này phê chuẩn, quy định rằng:

"Các nước thành viên Công ước (...) tiến hành những biện pháp thích hợp nhằm:

- Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em và trẻ sơ sinh;

- Đấu tranh chống bệnh tật và suy dinh dưỡng (…) , đặc biệt nhờ vào việc sử dụng các mỹ thuật sẵn có và nhờ vào việc cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng".

Xét rằng trong khuôn khổ ch­ương trình Nutridev, từ năm 1994, Nhóm Nghiên cứu và Trao đổi công nghệ (GRET) và Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) đã tiến hành làm việc trên cơ sở quan hệ đối tác với nhiều nước ph­ương Nam về việc thiết lập các chiến lược cải thiện thực phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng.

Một mặt, những chiến lược này dựa trên việc sản xuất trong nước bột thức ăn trẻ em tại các đơn vị sản xuất có công suất được chủ động giảm đi nhằm hạn chế những khó khăn về cung ứng và thương mại, mặt khác, dựa trên việc khuếch trương những thức ăn bổ sung này thông qua con đường thương mại chặt chẽ hoặc kết hợp với các chiến dịch giáo dục về dinh dưỡng. Fasevie là chương trình phía Việt Nam thuộc chương trình Nutridev, được tiến hành trên cơ sở đối tác với Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế Việt Nam, Nutrifaso là ch­ương trình phía Burkina-Faso hợp tác với Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế Burkina-Faso.

Xét rằng tại Việt Nam, một số ph­ương pháp công nghệ đã được lựa chọn hoặc thích nghi để sản xuất bột ăn liền hoặc ăn nhanh dưới dạng bột quấy dinh dưỡng, trong đó phải kể đến công nghệ máy ép - đùn với chi phí rất thấp. Công nghệ này, là thành quả hợp tác giữa các nhóm chuyên gia của GRET, IRD và CTC (Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và tư vấn, trước là Viện công nghệ sau thu hoạch) của Hà Nội, cho phép sản xuất một loại bột trẻ em thích nghi với nhu cầu của trẻ nhỏ; chi phí thấp, việc sử dụng đơn giản và kinh tế và khả năng thúc đẩy sản xuất trong nước của công nghệ này đã cho phép nhiều doanh nghiệp Việt Nam phát triển các loại sản phẩm ăn tiền mà hiện đã cho phép các doanh nghiệp này bắt đầu có được lợi nhuận về mặt tài chính. Như vậy kỹ thuật này đã cho phép hòa hợp các mục tiêu y tế công cộng và tăng trưởng kinh tế.

Xét rằng việc chuyển giao công nghệ thành công cả về mặt kỹ thuật và kinh tế này ở nhiều nước phương Nam được thực hiện thông qua việc tối ưu hóa các ưu thế đối với các sản phẩm sẵn có tại địa phương, cũng như thông qua việc hỗ trợ để các đối tác trong nước làm chủ được kỹ thuật chế tạo và khai thác các máy ép - đùn với giá thành rất thấp.

Loại thiết bị này hiện vẫn chưa có tại Burkina-Faso, nhưng đã là ý tưởng suy ngẫm của các chuyên gia của Nutrifaso và của các nhà công nghiệp tại một hội thảo chuyên đề khoa học tại Bukina- Faso.

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Mục tiêu

Mục tiêu chung của Hiệp định này là chuyển giao công nghệ ép - đùn với giá thành rất thấp của Việt Nam cho Burkina-Faso.

Hiệp định này nhằm bốn mục tiêu cụ thể sau:

- Đưa từ Việt Nam sang Burkina-Faso một máy ép - đùn giá thành thấp và đảm đương việc lắp đặt tại Ouagadougou;

- Xác định những điều kiện tối ưu về ép-đùn các hỗn hợp nguyên liệu sẵn có ở Burkina-Faso;

- Hoàn thành phát triển công nghệ này thông qua việc đưa công nghệ thích nghi với những nguyên liệu mới;

- Đào tạo các doanh nhân địa ph­ương trong việc bảo dưỡng máy ép - đùn.

Điều 2. Nghĩa vụ của Chính phủ nước Cộng hòa Pháp

Chính phủ Cộng hòa Pháp cam kết, trong khuôn khổ và giới hạn ngân sách cho phép:

- Tài trợ việc mua một máy ép - đùn và việc vận chuyển máy từ Việt Nam sang Burkina-Faso;

- Tài trợ việc đi lại và trả lương cho một chuyên gia Việt Nam của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và tư vấn (CTC) để thực hiện một chuyến công tác với thời gian là một tháng tại Burkina-Faso nhằm lắp đặt máy và đào tạo người dân địa phương trong việc bảo dưỡng máy. Việc trả lương cho chuyên gia sẽ được quy định cụ thể sau này theo từng hợp đồng;

[...]