Điều ước số 61/2005/LPQT về việc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Ngoại giao ban hành

Số hiệu 61/2005/LPQT
Ngày ban hành 30/05/2005
Ngày có hiệu lực 30/05/2005
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Bộ Ngoại giao
Người ký Nguyễn Thị Hoàng Anh
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ NGOẠI GIAO
******

 

Số: 61/2005/LPQT

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2005 

 

Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ ngày 30 tháng 5 năm 2005./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG

 



Nguyễn Thị Hoàng Anh

 

BẢN GHI NHỚ

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-AVỀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, sau đây gọi là hai bên”;

Căn cứ mối quan tâm chung của hai Bên trong việc phát triển hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;

Mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác hai Bên cùng có lợi trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước;

Căn cứ luật và quy định hiện hành của mỗi nước cũng như các thủ tục và chính sách của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a về hợp tác giáo dục;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Mục tiêu

Mục tiêu của Bản ghi nhớ này là phát triển hợp tác giáo dục trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau giữa hai Bên.

Điều 2. Lĩnh vực hợp tác

Hai Bên khuyến khích và tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực sau:

1. Trao đổi thông tin và ấn phẩm về giáo dục mầm non, tiểu học, phổ thông và đại học;

2. Trao đổi giáo viên, cán bộ và sinh viên;

3. Cải thiện các cơ sở giáo dục đào tạo thông qua việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai Bên như kết nghĩa trường học, mở chương trình chung, hoạt động giao lưu trong sinh viên, liên kết giữa các trung tâm phát triển giáo dục các trung tâm phát triển giáo dục nghề nghiệp;

4. Hợp tác giữa các trường đại học/ trường kỹ thuật/ các trung tâm giáo dục chuyên nghiệp;

5. Thành lập ngành Việt Nam học tại In-đô-nê-xi-a và ngành In-đô-nê-xi-a học tại Việt Nam;

6. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo viên, đào tạo kỹ năng lãnh đạo và quản lý;

7. Cùng hợp tác tổ chức các hội thảo, các khóa tập huấn quốc tế với các chủ đề khác nhau;

8. Cung cấp học bổng;

9. Cộng tác nghiên cứu;

10. Các lĩnh vực hợp tác khác do hai Bên thỏa thuận.

Điều 3. Cơ quan thực hiện

Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Bản ghi nhớ này là Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đại diện cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc gia nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a đại diện cho Chính phủ nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.

Điều 4. Thỏa thuận về kỹ thuật

Các chương trình hợp tác được thực hiện trong khuôn khổ Bản ghi nhớ này sẽ được thực hiện thông qua ký kết các thỏa thuận cụ thể.

[...]