Đề án 7522/ĐA-UBND năm 2024 sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 7522/ĐA-UBND |
Ngày ban hành | 06/09/2024 |
Ngày có hiệu lực | 06/09/2024 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Trần Hồng Thái |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7522/ĐA-UBND |
Lâm Đồng, ngày 06 tháng 9 năm 2024 |
SẮP XẾP CÁC HUYỆN ĐẠ HUOAI, ĐẠ TẺH, CÁT TIÊN THÀNH MỘT HUYỆN THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; Công điện số 972/CĐ-TTg ngày 17/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; ý kiến tham gia góp ý của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 7431/BNV-CQĐP ngày 16/12/2023 và 08 Bộ, ngành Trung ương[1], Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xây dựng Đề án sáp nhập các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để thành lập huyện Đạ Huoai mới thuộc tỉnh Lâm Đồng với các nội dung cụ thể như sau:
1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
2. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;
3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
4. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016;
6. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016;
7. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;
8. Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025;
9. Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
10. Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 10/7/2023 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
11. Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/5/2024 của Tỉnh ủy về điều chỉnh mục tiêu tại Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 10/7/2023 của Tỉnh ủy về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh;
12. Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 05/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 10/7/2023 của Tỉnh ủy về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
13. Kế hoạch số 8358/KH-UBND ngày 25/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
14. Văn bản số 809-KL/TU ngày 20/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông báo Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 56 về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
15. Văn bản số 7431/BNV-CQĐP ngày 16/12/2023 của Bộ Nội vụ về ý kiến đối với Phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Lâm Đồng và ý kiến của 08 Bộ, ngành Trung ương có liên quan;
16. Phương án số 4629/PA-UBND ngày 10/6/2024 của UBND tỉnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa - tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk - tỉnh Đắk Nông và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai - tỉnh Bình Phước. Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây là bước đệm để Lâm Đồng phát triển thế mạnh, khơi dậy tiềm năng mà không phải địa phương nào cũng có được.
Quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo từng giai đoạn lịch sử của đất nước để đáp ứng công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã nhiều lần được điều chỉnh và có nhiều thay đổi do quá trình sáp nhập, chia, tách, thành lập mới ĐVHC.
Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 9.781,20 Km2 và dân số 1.543.239 người, với 12 ĐVHC cấp huyện, gồm 02 thành phố là Đà Lạt và Bảo Lộc và 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên; trong đó thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh.
Căn cứ số liệu thống kê về quy mô diện tích tự nhiên, dân số của các đơn vị hành chính tính đến 31/12/2022, đối chiếu quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 và Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tỉnh Lâm Đồng có 02 ĐVHC cấp huyện (Đạ Huoai và Cát Tiên) thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 do có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; giai đoạn 2026 - 2030, có 01 ĐVHC huyện Đạ Tẻh thuộc diện phải sắp xếp do có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định, cụ thể:
- Huyện Đạ Huoai: Có diện tích tự nhiên là 495,04 Km2, đạt tỷ lệ 58,24% và quy mô dân số là 44.087 người, đạt tỷ lệ 55,11% so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7522/ĐA-UBND |
Lâm Đồng, ngày 06 tháng 9 năm 2024 |
SẮP XẾP CÁC HUYỆN ĐẠ HUOAI, ĐẠ TẺH, CÁT TIÊN THÀNH MỘT HUYỆN THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; Công điện số 972/CĐ-TTg ngày 17/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; ý kiến tham gia góp ý của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 7431/BNV-CQĐP ngày 16/12/2023 và 08 Bộ, ngành Trung ương[1], Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xây dựng Đề án sáp nhập các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để thành lập huyện Đạ Huoai mới thuộc tỉnh Lâm Đồng với các nội dung cụ thể như sau:
1. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
2. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;
3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
4. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016;
6. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016;
7. Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030;
8. Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025;
9. Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
10. Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 10/7/2023 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
11. Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/5/2024 của Tỉnh ủy về điều chỉnh mục tiêu tại Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 10/7/2023 của Tỉnh ủy về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh;
12. Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 05/10/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 10/7/2023 của Tỉnh ủy về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
13. Kế hoạch số 8358/KH-UBND ngày 25/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
14. Văn bản số 809-KL/TU ngày 20/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông báo Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 56 về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
15. Văn bản số 7431/BNV-CQĐP ngày 16/12/2023 của Bộ Nội vụ về ý kiến đối với Phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Lâm Đồng và ý kiến của 08 Bộ, ngành Trung ương có liên quan;
16. Phương án số 4629/PA-UBND ngày 10/6/2024 của UBND tỉnh về Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa - tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk - tỉnh Đắk Nông và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai - tỉnh Bình Phước. Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây là bước đệm để Lâm Đồng phát triển thế mạnh, khơi dậy tiềm năng mà không phải địa phương nào cũng có được.
Quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh theo từng giai đoạn lịch sử của đất nước để đáp ứng công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã nhiều lần được điều chỉnh và có nhiều thay đổi do quá trình sáp nhập, chia, tách, thành lập mới ĐVHC.
Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 9.781,20 Km2 và dân số 1.543.239 người, với 12 ĐVHC cấp huyện, gồm 02 thành phố là Đà Lạt và Bảo Lộc và 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên; trong đó thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh.
Căn cứ số liệu thống kê về quy mô diện tích tự nhiên, dân số của các đơn vị hành chính tính đến 31/12/2022, đối chiếu quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 và Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tỉnh Lâm Đồng có 02 ĐVHC cấp huyện (Đạ Huoai và Cát Tiên) thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 do có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; giai đoạn 2026 - 2030, có 01 ĐVHC huyện Đạ Tẻh thuộc diện phải sắp xếp do có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định, cụ thể:
- Huyện Đạ Huoai: Có diện tích tự nhiên là 495,04 Km2, đạt tỷ lệ 58,24% và quy mô dân số là 44.087 người, đạt tỷ lệ 55,11% so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
- Huyện Cát Tiên: Có diện tích tự nhiên là 426,71 Km2, đạt tỷ lệ 50,20% và quy mô dân số là 44.783 người, đạt tỷ lệ 55,98% so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
- Huyện Đạ Tẻh: Có diện tích tự nhiên là 526,73 Km2, đạt tỷ lệ 61,97% và quy mô dân số là 57.194 người đạt tỷ lệ 71,49% so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC.
Huyện Đạ Tẻh nằm ở giữa 02 huyện Đạ Huoai và Cát Tiên (huyện Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Đạ Huoai theo Quyết định số 68-HĐBT ngày 06/6/1986 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ).
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025; khảo sát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 quy định: “Dự kiến sắp xếp 03 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành 01 huyện” tỉnh Lâm Đồng đề xuất nhập các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để thành lập huyện Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Lâm Đồng nói chung, việc sáp nhập các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để thành lập huyện Đạ Huoai nói riêng nhằm thực hiện đúng chủ trương của Trung ương, của Tỉnh; đảm bảo phù hợp với các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên giữa các ĐVHC có liên quan; đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đúng theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch của Chính phủ; phù hợp với các định hướng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. ĐVHC cấp huyện hình thành sau khi sắp xếp đảm bảo tiêu chuẩn của ĐVHC theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
Việc sáp nhập các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để thành lập huyện Đạ Huoai là hết sức cần thiết, đảm bảo tính tiếp nối việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giữa giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 2646/TB-TTKQH ngày 19/7/2023, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của hai địa phương, nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, cụ thể:
- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ chính trị đề ra mục tiêu: Sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý ĐVHC các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về ĐVHC, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030 các ĐVHC cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, giai đoạn từ năm 2022-2030, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện giai đoạn 2019-2021, xác định lộ trình thực hiện để đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính.
- Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 đề ra nhiệm vụ, giải pháp: Việc sắp xếp phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị; khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp ĐVHC tinh gọn, phù hợp với thực tiễn địa phương.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để thành lập huyện Đạ Huoai tạo điều kiện tập trung được các nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian để quy hoạch, tập trung mở rộng sản xuất, phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, xã hội. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi được tập trung hơn, tránh việc đầu tư xây dựng dàn trải. Đồng thời góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, tinh giản biên chế, tiết kiệm chi ngân sách, góp phần cải cách chính sách tiền lương.
HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG
Cuối thế kỷ XIX vùng đất tỉnh Lâm Đồng hiện nay thuộc hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Năm 1893, bác sĩ Yersin phát hiện ra cao nguyên Lang Bian, đặt nền móng cho việc hình thành thành phố Đà Lạt sau này.
- Ngày 01/11/1899, Toàn quyền Paul Doumer ký Nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính ở Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Bian. Năm Thành Thái thứ XVII (1905), bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, trực thuộc lại tỉnh Bình Thuận.
- Ngày 06/01/1916, Toàn quyền E. Roume ký Nghị định thành lập tỉnh Lang Bian bao gồm toàn bộ vùng rừng núi các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước hiện nay. Địa giới tỉnh Lang Bian gồm: phía Bắc giáp sông Krông Knô, phía Đông Nam giáp sông Krông Pha (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận), phía Nam giáp sông Ca Giây một nhánh sông Phan Rí (nay thuộc tỉnh Bình Thuận), phía Tây giáp biên giới Cam-pu-chia.
- Ngày 20/4/1916, Hội đồng nhiếp chính của vua Duy Tân đã thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà Lạt. Tinh thần của Dụ này là trao toàn bộ quyền hạn cho Toàn quyền Đông Dương đối với Đà Lạt. Ngày 30/5/1916, Khâm sứ J.E. Charles ký Nghị định thành lập trung tâm đô thị Đà Lạt, Dụ này được triển khai và bổ sung thêm trong các Nghị định ngày 05/7/1918, ngày 30/7/1926.
- Chiếu dụ ngày 11/10/1920 của vua Khải Định, tách cao nguyên Lâm Viên bao gồm thị xã Đà Lạt và các thôn, xã lệ thuộc ra khỏi tỉnh Lâm Viên. Ngày 31/10/1920, Toàn quyền Maurice Long ký Nghị định thành lập khu tự trị Lâm Viên (thực hiện Dụ 11/10/1920 của triều đình Huế tách cao nguyên Lâm Viên ra khỏi tỉnh Lâm Viên). Phần đất còn lại của tỉnh Lang Bian mang tên Đồng Nai Thượng, tỉnh lị đặt tại Djiring. Công sứ Đồng Nai Thượng đóng tại Đà Lạt trong khi chờ xây dựng các cơ sở cần thiết ở Djiring. Cùng ngày, một Nghị định khác của Toàn quyền Đông Dương ấn định khu tự trị trên cao nguyên Lâm Viên thành thị xã Đà Lạt và xác định nâng Đà Lạt lên thị xã hạng hai với những quy chế rộng rãi.
- Ngày 08/01/1941, Toàn quyền Decoux ký Nghị định thành lập tỉnh Lang Bian, thị trưởng Đà Lạt kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Lang Bian.
2.1. Từ 1945 đến 1975
- Tháng 8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và Mặt trận Việt Minh tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập.
- Ngày 14/12/1950, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung bộ Nguyễn Duy Trinh ký Quyết định đề nghị sáp nhập hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
- Ngày 22/02/1951, Phó Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 73-TTg hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
- Ngày 19/5/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ra Nghị định số 170-NV đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng và Sắc lệnh số 26-NV thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm có 02 quận B’lao, Di Linh, dời tỉnh lị từ Di Linh xuống B’lao (ngày 19/02/1959 đổi tên thành Bảo Lộc). Tỉnh Tuyên Đức có 03 quận (gồm: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, tỉnh lị đặt tại Đà Lạt). Riêng Đà Lạt là đô thị trực thuộc Trung ương và sau này sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức trở thành một đơn vị hành chính: Đà Lạt - Tuyên Đức.
2.2. Từ năm 1975 đến năm 1997
- Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị quyết định Đà Lạt là thành phố trực thuộc Trung ương; sáp nhập các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận thành tỉnh Thuận Lâm, tỉnh lị đặt tại Phan Rang. Ngày 20/12/1975, Bộ Chính trị quyết định điều chỉnh lại việc hợp nhất một số tỉnh từ khu VI trở vào thành những tỉnh mới. Tháng 11/1975 giải thể quận Lạc Dương.
- Tháng 02/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng được thành lập trên cơ sở hợp nhất 03 tỉnh: Lâm Đồng, Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt. Sau khi hợp nhất tỉnh Lâm Đồng có 05 đơn vị hành chính cấp huyện[2].
- Ngày 14/3/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 116-CP về việc chia huyện Bảo Lộc thành 02 huyện lấy tên là huyện Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai; chia huyện Đơn Dương thành 2 huyện là huyện Đơn Dương và huyện Lạc Dương. Sau khi chia tách, tỉnh Lâm Đồng có 07 đơn vị hành chính[3].
- Ngày 06/6/1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 68-HĐBT chia huyện Đạ Huoai thành 03 huyện lấy tên: Huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên. Sau khi chia tách tỉnh Lâm Đồng có 09 đơn vị hành chính cấp huyện[4].
- Ngày 24/10/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 157-HĐBT chia huyện Đức Trọng thành 02 huyện lấy tên là huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà. Sau khi chia tách, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện[5].
- Ngày 11/7/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 65-CP chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Sau khi chia tách, tỉnh Lâm Đồng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện[6].
2.3. Từ năm 1997 đến năm 2018
- Ngày 17/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 189/2004/NĐ-CP thành lập huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Sau khi chia tách thành lập mới tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện[7].
- Ngày 08/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Sau khi thành lập mới, tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện[8].
2.4. Từ năm 2019 đến nay
Tính từ năm 2019 đến nay, tỉnh Lâm Đồng không có biến động về đơn vị hành chính cấp huyện.
Căn cứ Quyết định số 249/QĐ-BNV ngày 02/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về phân loại đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Lâm Đồng theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; tỉnh Lâm Đồng có 06 ĐVHC cấp huyện loại I (Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm), 5 đơn vị hành chính cấp huyện loại II (Lạc Dương, Đơn Dương, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh) và 01 đơn vị hành chính huyện loại III (Cát Tiên).
3. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện đến thời điểm lập đề án
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lâm Đồng có 12 ĐVHC cấp huyện bao gồm:
- 02 thành phố: Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc;
- 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1. Diện tích tự nhiên[9]: 9.781,20 Km2.
1.2. Quy mô dân số[10]: 1.543.239 người.
1.3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Lâm Đồng
Năm 2023, là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, Nghị quyết của Bộ Chính trị[11], Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Được sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Tỉnh ủy; sự phối hợp, đồng hành và giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm và nỗ lực ứng phó kịp thời với những vấn đề phát sinh, được dư luận quan tâm; qua đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nổi bật sau:
1.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế
- Tổng sản phẩm trong nước (GRDP - giá so sánh 2010) tăng 5,63%; quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt 115.835 tỷ đồng; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,47%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,15%; khu vực dịch vụ tăng 5,79%.
- Cơ cấu kinh tế: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 39,87%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 19,67%; ngành dịch vụ chiếm 40,45%.
- GRDP bình quân đầu người đạt 86,12 triệu đồng/người.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 31,11% GRDP; năng suất lao động bình quân tăng 12,17% so cùng kỳ.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 929 triệu USD, tăng 4,8% so cùng kỳ.
- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 13.213 tỷ đồng, bằng 91,12% dự toán địa phương, bằng 98,66% so cùng kỳ; trong đó thu thuế, phí, lệ phí đạt 7.550 tỷ đồng, bằng 87,79% dự toán địa phương, bằng 90,27% so cùng kỳ.
- Tổng lượt khách du lịch đạt 8,65 triệu lượt khách, đạt 101,8% kế hoạch, tăng 15,3% so cùng kỳ; trong đó: khách qua đăng ký lưu trú đạt 6,7 triệu lượt, đạt 103,1% kế hoạch, tăng 21,8%; tổng lượt khách quốc tế đạt 400 ngàn lượt, đạt 160% kế hoạch, tăng 167%.
1.3.2. Các chỉ tiêu xã hội
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 78,37%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ 22,73%.
- Tỷ lệ thất nghiệp 0,53%; trong đó, khu vực thành thị 1,04%.
- Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 2,05%, tương ứng giảm 6.369 hộ; trong đó, tỷ lệ nghèo đa chiều người đồng bào dân tộc thiểu số giảm 5,09%, tương ứng giảm 4.149 hộ.
- Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100% (kế hoạch đạt 100%); tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 9 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 21,5 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,5%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%.
- Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 82,97%, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi hoàn thành chương trình trung học phổ thông và tương đương 82,08%.
- Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 91,5%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa đạt 95%; tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đạt 99%; tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt 88,5%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 98%.
1.3.3. Các chỉ tiêu môi trường
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom và xử lý đạt 95,5%, vượt chỉ tiêu kế hoạch; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 88,89%.
- Tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%, vượt chỉ tiêu kế hoạch; tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 76%.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,37%.
1.3.4. Các chỉ tiêu về nông thôn mới
Toàn tỉnh có 05 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 02 thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; 109 xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
2. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện
2.1. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện
Có 12 ĐVHC cấp huyện (gồm: 10 huyện và 02 thành phố).
Thống kê hiện trạng diện tích[12], dân số[13] các đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
TT |
Tên ĐVHC |
KV miền núi, vùng cao |
Dân tộc thiểu số |
Diện tích tự nhiên |
Dân số |
Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc |
|||
Số người |
Tỷ lệ (%) |
Diện tích (Km2) |
Tỷ lệ (%) |
Dân số (người) |
Tỷ lệ (%) |
||||
I |
Huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Lạc Dương |
x |
22.949 |
64,40 |
1313,94 |
154,58 |
35.635 |
44,54 |
6 |
2 |
Đơn Dương |
x |
40.002 |
31,07 |
611,85 |
71,98 |
128.747 |
160,93 |
10 |
3 |
Đức Trọng |
x |
72.296 |
32,76 |
903,14 |
106,25 |
220.697 |
275,87 |
15 |
4 |
Lâm Hà |
x |
38.726 |
23,08 |
930,27 |
109,44 |
167.805 |
209,76 |
16 |
5 |
Đam Rông |
x |
38.539 |
62,83 |
872,56 |
102,65 |
61.338 |
76,67 |
8 |
6 |
Di Linh |
x |
73.721 |
38,49 |
1613,16 |
189,78 |
191.511 |
239,39 |
19 |
7 |
Bảo Lâm |
x |
41.748 |
30,40 |
1462,72 |
172,08 |
137.340 |
171,68 |
14 |
8 |
Đạ Huoai |
x |
8.797 |
19,95 |
495,04 |
58,24 |
44.087 |
55,11 |
9 |
9 |
Đạ Tẻh |
x |
13.818 |
24,16 |
526,73 |
61,97 |
57.194 |
71,49 |
9 |
10 |
Cát Tiên |
x |
9.602 |
21,44 |
426,71 |
50,20 |
44.783 |
55,98 |
9 |
II |
Thành phố |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đà Lạt |
x |
11.875 |
4,60 |
391,15 |
260,77 |
258.014 |
172,01 |
16 |
2 |
Bảo Lộc |
x |
6.641 |
3,39 |
233,96 |
155,97 |
196088 |
130,73 |
11 |
Tỉnh Lâm Đồng |
378.714 |
24,54 |
9.781,20 |
122,27 |
1.543.239 |
171,47 |
142 |
2.2. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp
Có 02 ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025, cụ thể:
2.2.1. Huyện Đạ Huoai:
- Diện tích tự nhiên: 495,04 Km2 (đạt tỷ lệ 58,24% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số: 44.087 người (đạt tỷ lệ 55,11% so với tiêu chuẩn).
2.2.2. Huyện Cát Tiên:
- Diện tích tự nhiên: 426,71 Km2 (đạt tỷ lệ 50,20% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số: 44.783 người (đạt tỷ lệ 55,98% so với tiêu chuẩn).
2.3. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp: Không có.
2.4. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp
Có 01 ĐVHC huyện Đạ Tẻh:
- Diện tích tự nhiên: 526,73 Km2 (đạt tỷ lệ 61,97% so với tiêu chuẩn).
- Quy mô dân số: 57.194 người (đạt tỷ lệ 71,49% so với tiêu chuẩn).
2.5. Số lượng ĐVHC cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không có.
III. HIỆN TRẠNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN THỰC HIỆN SẮP XẾP
1. Hiện trạng các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp
1.1. Tên đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp: Huyện Đạ Huoai
1.1.1. Thuộc khu vực: Khu vực miền núi, vùng cao.
1.1.2. Diện tích tự nhiên: 495,04 Km2.
1.1.3. Quy mô dân số: 44.087 người.
1.1.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 8.797 người; chiếm tỷ lệ 19,95%
1.1.5. Số ĐVHC trực thuộc:
Có 09 ĐVHC cấp xã trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Mađaguôi và Đạ M’ri và 07 xã: Mađaguôi, Hà Lâm, Đạ Tồn, Đạ Oai, Đạ P’loa, Đoàn Kết và Phước Lộc.
1.1.6. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.
1.1.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
1.1.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
- Phía Đông giáp huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây giáp với huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
- Phía Nam giáp với huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
- Phía Bắc giáp với huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
1.2. Tên đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp: Huyện Cát Tiên
1.2.1. Thuộc khu vực: Khu vực miền núi, vùng cao.
1.2.2. Diện tích tự nhiên: 426,71 Km2.
1.2.3. Quy mô dân số: 44.783 người
1.2.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 9.602 người; chiếm tỷ lệ 21,44%
1.2.5. Số ĐVHC trực thuộc:
Có 09 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Cát Tiên, Phước Cát và 07 xã: Quảng Ngãi, Nam Ninh, Đức Phổ, Tiên Hoàng, Gia Viễn, Phước Cát 2 và Đồng Nai Thượng.
1.2.6. Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không có.
1.2.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
- Phía Đông giáp với huyện Đạ Tẻh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng;
- Phía Tây giáp với huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước;
- Phía Nam giáp với huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;
- Phía Bắc giáp với huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.
3. Hiện trạng đơn vị hành chính huyện Đạ Tẻh thuộc diện khuyến khích sắp xếp
3.1. Thuộc khu vực: Khu vực miền núi, vùng cao.
3.2. Diện tích tự nhiên: 526,73 Km2.
3.3. Quy mô dân số: 57.194 người.
3.4. Số dân là người dân tộc thiểu số: 13.818 người; chiếm tỷ lệ 24,16%
3.5. Số ĐVHC trực thuộc:
Có 09 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Đạ Tẻh và 08 xã: Đạ Lây, Mỹ Đức, Triệu Hải, Quảng Trị, An Nhơn, Đạ Kho, Đạ Pal và Quốc Oai.
3.6. Các chính sách đặc thù đang hưởng:
- Là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân[14];
- Là huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019[15];
3.7. Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
- Phía Đông giáp với huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây giáp với huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp với huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng và huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
- Phía Bắc giáp với huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
4. Hiện trạng ĐVHC cấp huyện liền kề có điều chỉnh địa giới ĐVHC khi thực hiện phương án sắp xếp: Không có.
Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Đạ Huoai (có diện tích tự nhiên là 495,04 Km2, đạt tỷ lệ 58,24% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 44.087 người, đạt tỷ lệ 55,11% so với tiêu chuẩn); huyện Đạ Tẻh (có diện tích tự nhiên là 526,73 Km2, đạt tỷ lệ 61,97% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 57.194 người, đạt tỷ lệ 71,49% so với tiêu chuẩn) và huyện Cát Tiên (có diện tích tự nhiên là 426,71 Km2, đạt tỷ lệ 50,20% so với tiêu chuẩn; dân số là 44.783 người, đạt tỷ lệ 55,98% so với tiêu chuẩn) để thành lập ĐVHC cấp huyện mới.
Dự kiến tên gọi ĐVHC cấp huyện mới sau sắp xếp: Huyện Đạ Huoai
- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/7/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã: “Gắn việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội trong từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc; nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân”;
- Theo Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong giai đoạn 2023-2025, hoàn thành sắp xếp đối với ĐVHC cấp huyện có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định.
Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Lâm Đồng có 02 ĐVHC huyện (huyện Đạ Huoai, huyện Cát Tiên) thuộc diện phải sắp xếp do có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định.
Giai đoạn 2026-2030, có huyện Đạ Tẻh thuộc diện phải sắp xếp do có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định.
- Thực hiện Kết luận số 654-KL/TU ngày 27/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 24/5/2024 của Tỉnh ủy thống nhất chủ trương sắp xếp 3 ĐVHC huyện (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) thành 01 huyện trong giai đoạn 2023-2025.
- Theo quy định tại mục a, khoản 2, mục a, khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030: Huyện Đạ Huoai và huyện Cát Tiên là hai ĐVHC cấp huyện chưa đạt 70% cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025; huyện Đạ Tẻh là ĐVHC cấp huyện liền kề chưa đạt 100% cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2026- 2030.
Do đó, việc nhập huyện Đạ Huoai và huyện Cát Tiên (thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025) và huyện Đạ Tẻh (thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2026-2030) đảm bảo tính tiếp nối giữa hai giai đoạn, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 2646/TB-TTKQH ngày 19/7/2023 và của Bộ Nội vụ tại Công văn số 7431/BNV-CQĐP ngày 16/12/2023; giải quyết được việc sắp xếp giai đoạn 2026-2030 đối với huyện Đạ Tẻh (theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ tại khoản 02 Công văn số 3604/BNV-CQĐP ngày 12/7/2023).
- Tạo điều kiện trong việc quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên kết nội vùng và liên vùng; tổ chức phân bổ sắp xếp hạ tầng giao thông liên huyện, liên xã, giao thông đô thị theo hướng đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế với yêu cầu kết nối hợp lý hạ tầng giao thông quốc gia với trung tâm kinh tế, đô thị, các khu, cụm công nghiệp, khu vực sản xuất tập trung trên địa bàn 03 huyện.
- Tạo thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực để tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông có tính chất động lực trong toàn vùng gồm cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, đường ĐT.721, ĐT.725; tăng khả năng tiếp cận, giao thương của người dân khu vực vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh với đầu mối giao thông trên địa bàn huyện Đạ Huoai.
- Tạo thuận lợi trong tổ chức vận tải hàng hóa và hành khách theo hướng tập trung, tăng khả năng liên kết phát triển dịch vụ logistic, nâng cao chất lượng và dịch vụ vận tải trên địa bàn.
1. Cơ sở đặt tên cho đơn vị hành chính mới sau sắp xếp
Căn cứ Điều 6 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026 - 2030 quy định như sau:
“Điều 6. Đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp
1. Việc đặt tên, đổi tên ĐVHC hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.
2. Trường hợp nhập các ĐVHC cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước khi nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành sau sắp xếp”.
2. Lý do đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập là huyện Đạ Huoai
- Tên huyện Đạ Huoai được thành lập từ năm 1979 theo Quyết định số 116-CP ngày 14/3/1979 của Hội đồng Chính phủ về việc chia một số huyện của tỉnh Lâm Đồng, trong đó chia huyện Bảo Lộc thành 02 huyện lấy tên là huyện Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai; đồng thời tại Quyết định số 68-HĐBT ngày 06/6/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng, trong đó chia huyện Đạ Huoai thành 03 huyện lấy tên là huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên. Theo đó huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên có cùng nguồn gốc.
- Tên huyện Đạ Huoai cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, khi nhập 03 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành 01 huyện.
- Qua kết quả lấy ý kiến cử tri của 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, có 88.640 cử tri/92.115 tổng cử tri của 03 huyện (chiếm tỷ lệ 96,23%) đồng ý nhập 03 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành 01 huyện, trong đó: 76.666 cử tri của 03 huyện (chiếm tỷ lệ 83,23%) đồng ý nhập 03 huyện thành 01 huyện mới lấy tên đơn vị hành chính huyện mới là huyện Đạ Huoai.
- Việc lấy tên huyện Đạ Huoai sẽ giảm bớt khối lượng hồ sơ do điều chỉnh các thông tin liên quan của hơn 44.000 người dân huyện Đạ Huoai hiện nay (chiếm 1/3 số dân của huyện Đạ Huoai mới) về thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thay đổi các giấy tờ của người dân như: Căn cước công dân, giấy khai sinh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
- Hiện nay, tên huyện Đạ Huoai đã được sử dụng để công nhận thương hiệu, mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý cho nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao như: Sầu riêng Đạ Huoai, hạt điều Đạ Huoai...
IV. KẾT QUẢ SAU KHI SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH MỚI LÀ HUYỆN ĐẠ HUOAI
1. Diện tích tự nhiên: 1.448,48 Km2, đạt 170,41% so với tiêu chuẩn.
2. Quy mô dân số: 146.064 người, đạt 182,58% so với tiêu chuẩn.
3. Số dân là người dân tộc thiểu số: 32.217 người; chiếm tỷ lệ 22,05%.
4. Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc: Sau khi thành lập huyện Đạ Huoai mới, đồng thời sắp xếp 08 xã thuộc huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh thì huyện Đạ Huoai mới có 23 ĐVHC cấp xã, trong đó: 18 xã[16] và 05 thị trấn[17].
5. Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Gồm thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng; huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh của tỉnh Bình Thuận; huyện Tân Phú của tỉnh Đồng Nai; huyện Bù Đăng của tỉnh Bình Phước và huyện Đắk R’Lấp của tỉnh Đắk Nông, trong đó:
+ Phía Đông giáp huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
+ Phía Tây giáp huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Nam giáp huyện Đức Linh và huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
+ Phía Bắc giáp huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.
6. Nơi đặt trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới: Trụ sở của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đạ Tẻh hiện nay.
Lý do:
- Việc bố trí trung tâm hành chính, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC hình thành sau khi thực hiện sắp xếp có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; phù hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; động lực phát triển vùng, liên kết vùng và địa phương; phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
- Huyện Đạ Tẻh có vị trí địa lý nằm giữa 02 huyện Cát Tiên và Đạ Huoai, khoảng cách từ trụ sở huyện Đạ Tẻh đến trung tâm các huyện Cát Tiên và Đạ Huoai khoảng 20 Km. Việc bố trí trung tâm hành chính mới tại huyện Đạ Tẻh đảm bảo phù hợp với trục giao thông kết nối giữa 03 huyện, thuận tiện cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc và liên hệ công tác.
- Cơ sở vật chất (trụ sở làm việc) của các cơ quan Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND và các đơn vị liên quan của huyện Đạ Tẻh được đầu tư xây dựng mới, đồng bộ; đảm bảo điều kiện làm việc của ĐVHC mới sau khi sắp xếp; bên cạnh đó khu trung tâm huyện Đạ Tẻh có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc bố trí và mở rộng trung tâm hành chính.
1. Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện trước khi sắp xếp
Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó gồm:
- 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên;
- 02 thành phố: Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc.
2. Số lượng ĐVHC cấp huyện sau khi sắp xếp
Toàn tỉnh có 10 ĐVHC cấp huyện (giảm 02 ĐVHC), trong đó gồm:
- 08 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai;
- 02 thành phố: Thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước
1.1. Tác động tích cực
- Sau khi sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên; tỉnh Lâm Đồng giảm 02 ĐVHC cấp huyện, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và góp phần cải cách chính sách tiền lương (giảm được đầu mối cơ quan hành chính nhà nước); tránh được tình trạng quy mô ĐVHC huyện nhỏ về diện tích, dân số và số lượng ĐVHC trực thuộc ít vẫn phải có đủ bộ máy cơ sở vật chất, nhân lực hoàn chỉnh vận hành. Bên cạnh đó việc sắp xếp 03 huyện sẽ giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo quản lý từ trưởng, phó phòng trở lên.
- Sau khi sắp xếp, với lượng công chức phù hợp sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần phục vụ Nhân dân tốt hơn.
- Bộ máy mới có thể đảm bảo gánh vác được nhiệm vụ phục vụ Nhân dân, cung cấp dịch vụ công cho người dân cũng như thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
1.2. Tác động tiêu cực
- Sau khi sắp xếp ĐVHC huyện mới có quy mô diện tích lớn hơn và số dân đông hơn nhiều so với trước (diện tích tự nhiên 1.448,48 Km2; dân số 146.064 người; có 23 ĐVHC cấp xã sau sắp xếp (nhập xã Triệu Hải và xã Quảng Trị, xã Đoàn Kết và xã Đạ P’loa, xã Hà Lâm và xã Phước Lộc, xã Đạ Tồn và xã Đạ Oai) bao gồm 18 xã, 05 thị trấn. Do vậy việc chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền cấp huyện trong thời gian đầu sẽ có nhiều khó khăn nhất là đối với những nhiệm vụ phức tạp như quản lý về đất đai.
- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động dôi dư sau sáp nhập tương đối nhiều, đa số còn trẻ, thời gian công tác đến lúc nghỉ hưu dài, cùng với việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế nên khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ chính sách đối với CBCCVC; lộ trình hoàn thành sau 05 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC có hiệu lực thi hành.
- Các vấn đề quản lý mới phát sinh như công tác quy hoạch, tệ nạn xã hội gia tăng, tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn xã hội... là những thách thức thường nhật. Vì vậy, cần phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC cấp huyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Ngoài ra việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện sẽ làm thay đổi nội dung các giấy tờ của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn (tập trung ở các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên). Do vậy, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải có lộ trình, kế hoạch để thực hiện việc thay thế các giấy tờ cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn.
- Việc sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên (trung tâm hành chính đặt tại huyện Đạ Tẻh cũ) gây khó khăn trong việc đi lại của người dân và doanh nghiệp tại các huyện Đạ Huoai, Cát Tiên hiện nay khi đến liên hệ công tác, giải quyết thủ tục hành chính với chính quyền cấp huyện.
2. Tác động về kinh tế - xã hội
2.1. Tác động tích cực
- Việc sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên giảm chi phí ngân sách chi trả cho CBCCVC và người lao động của một ĐVHC; việc sắp xếp làm tăng quy mô của ĐVHC có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện mới thành lập theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ - du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng giá trị kinh tế. Mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bổ dân cư, thu hút được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp. Bởi quá trình hình thành và phát triển của huyện không chỉ gắn liền với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công, mà còn gắn với phát triển dịch vụ, hạ tầng giao thông, thương mại; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, nâng cao mức sống cho người dân.
- Khi sắp xếp, sẽ có điều kiện tập trung được nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ được tiếp tục quan tâm đầu tư đồng bộ nhất là hệ thống các công trình hạ tầng đô thị, giao thông, y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa, tránh được tình trạng đầu tư dàn trải, kém chất lượng, thất thoát nguồn kinh phí của Nhà nước.... Từ đó, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế làm đời sống vật chất được nâng cao kéo theo các hoạt động văn hóa, tinh thần cũng phong phú, đa dạng. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa trên địa bàn huyện của các ĐVHC cũng tạo sự đoàn kết dân tộc, phát huy bản sắc dân tộc.
- Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều dự án hợp tác về kinh tế của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều cơ hội giải quyết việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Đồng thời, sản xuất kinh doanh trên địa bàn phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho phúc lợi xã hội.
- Góp phần giảm tình trạng chồng chéo, tạo ra sự cân đối, hài hoà trong phân bố dân cư, lãnh thổ, hạn chế tình trạng chia cắt, manh mún, nhất là trong bối cảnh tỉnh và Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
- Địa giới hành chính mở rộng làm thay đổi về kinh tế, tăng giá trị sử dụng của đất đai, tạo ra những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ.
2.2. Tác động tiêu cực
- Sắp xếp ĐVHC cấp huyện sẽ ảnh hưởng tới việc điều chỉnh lại địa giới hành chính cùng với sự sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp huyện; ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống chính trị; ĐVHC hình thành sau sắp xếp phải xây dựng các kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch... Thời gian thực hiện, khối lượng công việc nhiều, phức tạp. Sau khi sắp xếp, đời sống sinh hoạt của Nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động, ảnh hưởng nhất định.
- Việc sáp nhập sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa bàn trung tâm như thị trấn Cát Tiên, thị trấn Mađaguôi trong thời gian nhất định. Hạ tầng giao thông kết nối các địa phương (Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai) còn khá đơn điệu nên chưa tạo động lực phát triển trong thời gian nhất định (mới chỉ có 01 trục đường chính là ĐT 721).
- Việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện làm thay đổi địa giới ĐVHC các cấp có liên quan làm phát sinh chi phí ngân sách để khắc các con dấu pháp lý mới và để thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp.
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện đặt ra yêu cầu mới đối với việc bảo đảm kết nối, liên thông các công trình hạ tầng giao thông giữa địa bàn các đơn vị trước khi thực hiện sắp xếp. Bước đầu sẽ khó khăn trong công tác bố trí sử dụng và xử lý trụ sở cơ quan, tài sản công sau sắp xếp do không phù hợp với nhu cầu sử dụng dẫn đến việc quản lý, sắp xếp sau sáp nhập mất nhiều thời gian, gây lãng phí nguồn lực, khó khăn cho công tác quản lý.
3. Tác động về quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội
3.1. Tác động tích cực
Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện không những không làm ảnh hưởng đến công tác triển khai các nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn mà còn không ngừng được tăng cường và củng cố. ĐVHC cấp huyện mới thành lập, địa giới được mở rộng sẽ tạo ra khu vực đệm cho trung tâm huyện và của tỉnh từ đó thuận lợi cho xây dựng khu vực phòng thủ then chốt của tỉnh, xây dựng được các trận địa phòng thủ từ xa cho trung tâm huyện. Khu vực được mở rộng có nhiều vị trí có giá trị về chiến lược, thuận tiện cho bố trí lực lượng, phương tiện phục vụ khi có sự cố xảy ra. Lực lượng vũ trang của huyện được mở rộng, phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế được mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu huy động phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của huyện cũng như của tỉnh.
3.2. Tác động tiêu cực
- Việc sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành ĐVHC huyện Đạ Huoai mới sẽ khó khăn cho công tác nắm địa bàn, do địa bàn được mở rộng hơn trước và cán bộ chưa có kinh nghiệm thực tiễn tại khu vực mới sau sắp xếp. Công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn đối với các đơn vị sau điều chỉnh phải tập trung huy động lực lượng, phương tiện và tổ chức luyện tập sát với tình hình thực tế của từng địa phương do địa bàn rộng, xã xa nhất cách trung tâm huyện mới 60 Km do đó việc xử lý khi có tình huống phát sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, việc sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành ĐVHC huyện mới cũng sẽ có tác động liên quan đến an ninh trật tự. Hệ thống mạng lưới giao thông được mở rộng, lưu lượng phương tiện tham gia nhiều với tải trọng lớn; các khu công cộng được hình thành nhiều hơn, số lượng các dự án đầu tư vào địa bàn tăng, liên quan đến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng sẽ tác động đến một bộ phận Nhân dân; các thế lực thù địch sẽ tìm cách xúi dục một số quần chúng Nhân dân có trình độ hạn chế tại khu vực hành chính mới hiểu sai về chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc sắp xếp lại ĐVHC cấp huyện. Từ đó đòi hỏi lực lượng công an phải đủ mạnh, thường xuyên bám sát địa bàn, nắm chắc và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan đến an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.
4. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công
4.1. Tác động tích cực
- Xây dựng bộ máy chính quyền địa phương ở cấp huyện tinh gọn hơn, hợp lý hơn, đảm bảo hoạt động có hiệu lực hiệu quả, phục vụ Nhân dân ngày một tốt hơn, đặc biệt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở những địa phương thuộc diện sắp xếp.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi công vụ, có trình độ chuyên môn cao từ đó đáp ứng được yêu cầu công việc phục vụ Nhân dân được tốt hơn.
- Là cơ hội để tăng cường, phát huy sử dụng có hiệu quả phần mềm Một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên môi trường mạng, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho Nhân dân, tăng tính minh bạch trong hoạt động của UBND cấp huyện.
4.2. Tác động tiêu cực
- Việc nhập ĐVHC cấp huyện sẽ làm tăng dân số, tăng địa bàn quản lý nên khối lượng thủ tục hành chính, nhu cầu về dịch vụ công sẽ tăng mạnh. Trong khi đó, số lượng cán bộ, công chức, viên chức sẽ phải giảm trong 05 năm để đảm bảo số lượng theo quy định. Do vậy, CBCCVC của ĐVHC mới cần phải có sự điều chỉnh để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.
- Nhiều thủ tục giấy tờ cần phải chuyển đổi giữa ĐVHC cũ và ĐVHC mới sau khi sáp nhập, mất nhiều thời gian điều tra, xác minh.
- Việc giảm ĐVHC cấp huyện, bố trí bộ phận một cửa cấp huyện sẽ có sự thay đổi, địa bàn rộng hơn nên một bộ phận người dân sẽ di chuyển xa hơn so với trước đây, việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến sẽ tăng lên, do vậy cần rà soát, củng cố lại hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến và các nội dung liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân.
5.1. Tác động tích cực
- Trong quá trình thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện nhiều chế độ, chính sách đặc thù được Nhà nước ban hành đảm bảo tính công bằng, hợp lý, chính đáng về chính sách đối với người dân, doanh nghiệp.
- Việc sáp nhập là tiền đề cho gia tăng đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút được các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, tạo nguồn thu cho ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ; là tiền đề gia tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Việc được Nhà nước công nhận các danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân với ĐVHC hình thành sau sắp xếp sẽ góp phần cổ vũ và động viên tinh thần cho mọi tầng lớp Nhân dân và các lực lượng của cấp huyện, tạo động lực lao động, sản xuất; hăng hái, tích cực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ để xứng đáng với danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước đã phong tặng.
5.2. Tác động tiêu cực
Ngay sau khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có hiệu lực, tỉnh Lâm Đồng phải triển khai việc rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét công nhận ĐVHC cấp huyện hình thành sau sắp xếp là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 4099/HD-BNV ngày 29/7/2023. Việc công nhận đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với huyện mới hình thành sau sắp xếp sẽ khó khăn hơn do phạm vi tác động lớn hơn, kinh phí khen thưởng, công nhận đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tăng lên...
- Việc sắp xếp các ĐVHC là chủ trương chung, sâu rộng của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Được triển khai rộng rãi trong cả nước cùng thực hiện, có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
- Hệ thống các văn bản như Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, kế hoạch thực hiện của Chính phủ, văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ; các văn bản chỉ đạo của tỉnh đến nay đã cơ bản đầy đủ để tổ chức thực hiện.
- Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao; các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 117/NQ-CP của Chính phủ; công tác tuyên truyền, phổ biến được triển khai đồng bộ và sâu rộng góp phần nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận ủng hộ trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân về chủ trương của Đảng, Nhà nước trong thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023 - 2030.
- Sắp xếp ĐVHC cấp huyện góp phần quan trọng tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hoạt động của hệ thống chính trị; đảm bảo quy mô diện tích tự nhiên phù hợp với năng lực quản lý của chính quyền hiện hữu; có điều kiện tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, các thế mạnh kinh tế, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững; tạo lập cơ sở pháp lý cho các công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn trên địa bàn; gắn kết chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung, các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên nói riêng và được Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trên địa bàn đồng thuận ủng hộ; việc sắp xếp ĐVHC tuy có làm xáo trộn cuộc sống của người dân trong thời gian đầu nhưng với truyền thống đoàn kết dân tộc, lịch sử, văn hóa của địa phương nên đời sống của người dân sẽ sớm ổn định và tiếp tục phát triển trong thời kỳ mới.
- Công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023-2025 diễn ra cùng với công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 đã tạo áp lực công việc rất lớn đối với chính quyền địa phương. Với khoảng thời thời gian ngắn, phải thực hiện qua nhiều bước theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan; thời gian thực hiện gấp, phải hoàn thành trước khi diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp, nhất là Đại hội Đảng bộ cấp xã nên việc nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức bộ máy và sắp xếp cán bộ, công chức trên địa bàn gặp không ít khó khăn. Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức phải tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, sở trường của mỗi người, phụ thuộc vào vị trí việc làm của ĐVHC cấp huyện sau khi thực hiện sắp xếp.
- Sắp xếp ĐVHC cấp huyện gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở, khó khăn trong quá trình bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, công chức và người lao động; tâm lý của cán bộ, công chức sẽ bị dao động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc tại địa phương; ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của một bộ phận dân cư; phải gấp rút thực hiện chuyển đổi nhiều loại giấy tờ có liên quan từ ĐVHC cũ sang ĐVHC mới.
- ĐVHC cấp huyện mới hình thành sau sắp xếp có địa bàn rộng, khoảng cách về địa lý từ nhiều hộ gia đình đến trung tâm của huyện xa dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tuyên truyền vận động, sinh hoạt cộng đồng; việc tiếp cận dịch vụ công (chuyển đổi nhiều giấy tờ có liên quan từ ĐVHC cũ sang ĐVHC mới) của người dân, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
- Sau khi sắp xếp, trên địa bàn huyện mới sẽ có 03 trụ sở làm việc, do vậy việc lựa chọn trụ sở cho sắp xếp cấp huyện mới ít nhiều đều ảnh hưởng đến bộ phận dân cư ở đơn vị cấp huyện trước khi sắp xếp. Đặc biệt các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thuộc khu vực vùng cao, gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, kết cấu hạ tầng còn chưa được đầu tư hoàn thiện, gây nhiều khó khăn cho Nhân dân khi đi lại, giải quyết các thủ tục hành chính.
- Người dân e ngại việc nhập ĐVHC sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen sinh hoạt, giấy tờ tùy thân, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc, kinh doanh, địa chỉ trụ sở của ĐVHC mới...
3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Trong quá trình triển khai thực hiện sắp xếp các ĐVHC gặp không ít khó khăn như: Thời gian thực hiện gấp theo yêu cầu tiến độ, công tác tuyên truyền đến người dân về chủ trương, thực hiện sắp xếp các ĐVHC chưa được quan tâm đồng bộ.
- Cùng một thời gian, chính quyền địa phương các cấp phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị lớn của Trung ương, của Tỉnh nên công tác thực hiện sắp xếp ĐVHC chưa được liên tục.
- Việc sắp xếp ĐVHC các cấp là vấn đề phức tạp, liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội ở địa phương, ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng của cán bộ và Nhân dân, nên việc tuyên truyền, vận động, tạo ra sự đồng tình ủng hộ của người dân sẽ rất khó khăn.
- Khi sắp xếp các ĐVHC, số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách phải sắp xếp, bố trí và giải quyết chế độ, chính sách rất lớn, đây là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, nhạy cảm khi tiến hành sắp xếp.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Việc thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 - 2025 được thực hiện trong thời gian ngắn, nên công tác hướng dẫn, chuẩn bị chưa được kỹ càng, đầy đủ và đồng bộ. Tâm lý của cán bộ, công chức khi sáp nhập các ĐVHC có nhiều suy nghĩ, lo lắng do có thể nằm trong diện dôi dư khi tổ chức lại hoạt động của cơ quan, tổ chức ở địa phương.
4. Giải pháp khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện
- Bảo đảm sự thống nhất và hành động của các cấp, các ngành khi triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sắp xếp ĐVHC nhằm xây dựng nền hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và trong hệ thống chính trị, nhất là đối với các ĐVHC thuộc diện phải sắp xếp.
- Kịp thời ban hành và tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tại địa phương, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện; tập trung nghiên cứu, xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc, mục tiêu, phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị; đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023-2030 nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cấp ủy, chính quyền các cấp, trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
- Tiếp tục rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm việc dôi dư cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025. Tập trung thực hiện tốt việc sắp xếp, ổn định bộ máy, làm tốt công tác tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức tại ĐVHC được sắp xếp;
- Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại ĐVHC thực hiện sắp xếp đảm bảo hoạt động của chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức sau khi sắp xếp. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức chuyển đổi giấy tờ liên quan đến thay đổi tên ĐVHC theo quy định.
1. Kế hoạch và lộ trình thực hiện
1.1. Năm 2024
- Hoàn thành việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện.
- Tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
- Giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
- Sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
- Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới, tên gọi của ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
- Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù (nếu có) tại các ĐVHC cấp huyện hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
1.2. Năm 2025
- Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 (trong đó có những ĐVHC hình thành sau sắp xếp).
- Tiếp tục giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và những người dôi dư sau Đại hội Đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030 ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025. Tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù tại ĐVHC cấp huyện hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
- Hoàn thành việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới và tên gọi của ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025.
- Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023-2025.
- Sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện giai đoạn 2023-2025; triển khai sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026-2030 (theo chỉ đạo của Trung ương).
2. Dự kiến kinh phí triển khai thực hiện
Theo quy định tại Điều 22 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 và Nghị quyết số 117-NQ/CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, kinh phí thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện do ngân sách tỉnh bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên trong khoản ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách. Bao gồm các khoản kinh phí sau:
2.1. Kinh phí của Trung ương
Căn cứ khoản 2, Điều 22 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Ngân sách Trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh nhận bổ sung cân đối ngân sách với định mức 20 tỷ đồng cho mỗi ĐVHC cấp huyện giảm và 500 triệu đồng cho mỗi ĐVHC cấp xã giảm để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ việc sắp xếp ĐVHC.
2.2. Kinh phí của địa phương tỉnh Lâm Đồng
Căn cứ khoản 2, Điều 2 Nghị quyết 314/2024/NQ-HĐND ngày 12/7/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nhiệm vụ chi và mức hỗ trợ đối với các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 - 2030. Cụ thể: Ngoài nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 20 tỷ đồng cho mỗi ĐVHC cấp huyện giảm và 500 triệu đồng cho mỗi ĐVHC cấp xã giảm, gồm:
- Kinh phí xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025; kinh phí xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025 (kinh phí điều tra, khảo sát thu thập thông tin, tài liệu, số liệu phục vụ xây dựng Đề án; kinh phí tuyên truyền, lấy ý kiến cử tri các ĐVHC cấp huyện, cấp xã có liên quan).
- Kinh phí triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Lâm Đồng (Bao gồm kinh phí thông tin, tuyên truyền, tổ chức lễ công bố, di dời, chỉnh trang trụ sở làm việc các ĐVHC mới sau sắp xếp).
- Kinh phí lập mới, chỉnh lý bổ sung bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp.
1. Hiện trạng tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức viên chức khối Đảng
1.1. Khối Đảng
1.1.1. Về tổ chức Đảng
- Huyện ủy Đạ Huoai, có 36 tổ chức cơ sở (TCCS) Đảng với 1.650 đảng viên; Ban Chấp hành hiện có 35/40 đồng chí, Ban Thường vụ 9/11 đồng chí.
- Huyện ủy Đạ Tẻh, có 36 TCCS Đảng với 2.258 đảng viên; Ban Chấp hành hiện có 38/40 đồng chí, Ban Thường vụ 11/11 đồng chí.
- Huyện ủy Cát Tiên, có 31 TCCS Đảng với 2.098 đảng viên; Ban Chấp hành hiện có 36/40 đồng chí, Ban Thường vụ 11/11 đồng chí.
Tổng số 3 đơn vị có 103 tổ chức cơ sở đảng (37 đảng bộ, 66 chi bộ cơ sở); 6.006 đảng viên; 109 Ủy viên Ban Chấp hành, 31 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ.
1.1.2. Về tổ chức các cơ quan tham mưu giúp việc
Mỗi đơn vị đều có 06 cơ quan đơn vị, trong đó 05 cơ quan tham mưu giúp việc (Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng, Ủy ban Kiểm tra) và Trung tâm chính trị trực thuộc Huyện ủy. Tổng số các đơn vị trực thuộc của 03 huyện là 18 đơn vị.
1.1.3. Về cán bộ, công chức
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan tham mưu giúp việc và Trung tâm Chính trị của 03 Huyện ủy là 76 đồng chí, trong đó: 03 Bí thư, 03 Phó Bí thư, 15 Trưởng ban và tương đương, 24 Phó Trưởng ban và tương đương và 31 chuyên viên.
1.2. Hiện trạng tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức các tổ chức chính trị - xã hội
1.2.1. Về tổ chức bộ máy và số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ:
- Các huyện đều có 06 cơ quan chuyên trách, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 05 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Huyện Đoàn và Liên đoàn Lao động). Tổng số các đơn vị trực thuộc của 03 huyện là 18 đơn vị.
- Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các tổ chức chính trị - xã hội, cụ thể:
1.2.1.1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện
Tổng số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 03 huyện là 174 Ủy viên (Đạ Huoai 53/54 Ủy viên, Đạ Tẻh 59 Ủy viên, Cát Tiên 62 Ủy viên); Ủy viên Ban Thường trực có 11 đồng chí (Đạ Huoai 3/4, Đạ Tẻh 3/4, Cát Tiên 5/5). 03 Chủ tịch là Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, 04 Phó Chủ tịch (Đạ Huoai 1, Đạ Tẻh 1, Cát Tiên 2), 04 Ủy viên thường trực (Đạ Huoai 1, Đạ Tẻh 1, Cát Tiên 2).
1.2.1.2. Hội Nông dân huyện
03 đơn vị có 53 Ủy viên Ban Chấp hành (Đạ Huoai 19/19, Đạ Tẻh 17/19, Cát Tiên 17/17); 15 Ủy viên Ban Thường vụ (Đạ Huoai 5/5, Đạ Tẻh 5/5, Cát Tiên 5/5).
1.2.1.3. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện
03 đơn vị có 53 Ủy viên Ban Chấp hành (Đạ Huoai 18/19, Đạ Tẻh 18/19, Cát Tiên 17/19); 14 Ủy viên Ban Thường vụ (Đạ Huoai 5/5, Đạ Tẻh 5/5, Cát Tiên 4/5).
1.2.1.4. Hội Cựu Chiến binh huyện
03 đơn vị có 43 Ủy viên Ban Chấp hành (Đạ Huoai 15/15, Đạ Tẻh 13/15, Cát Tiên 15/15); 12 Ủy viên Ban Thường vụ (Đạ Huoai 5/5, Đạ Tẻh 2/5, Cát Tiên 5/5).
1.2.1.5. Huyện Đoàn
03 đơn vị có 58 Ủy viên Ban Chấp hành (Đạ Huoai 18/21, Đạ Tẻh 17/24, Cát Tiên 23/29); 16 Ủy viên Ban Thường vụ (Đạ Huoai 6/7, Đạ Tẻh 4/7, Cát Tiên 6/9).
1.2.1.6. Liên đoàn Lao động huyện
03 đơn vị có 44 Ủy viên Ban Chấp hành (Đạ Huoai 15/15, Đạ Tẻh 14/15, Cát Tiên 15/15); 15 Ủy viên Ban Thường vụ (Đạ Huoai 5/5, Đạ Tẻh 5/5, Cát Tiên 5/5).
1.2.2. Về cán bộ, công chức
Tổng số cán bộ, công chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 05 tổ chức chính trị - xã hội của 03 đơn vị là 61 đồng chí, trong đó: 13 cấp trưởng, 18 cấp phó và 30 chuyên viên. Ngoài ra, có 06 hợp đồng lao động (Đạ Huoai 2, Cát Tiên 4).
1.3. Về phương án sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức viên chức khối Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội
Thực hiện sáp nhập, hợp nhất nguyên trạng tổ chức đảng, các cơ quan tham mưu giúp việc, Trung tâm Chính trị thuộc Huyện ủy và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội của 03 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
1.3.1. Về tổ chức Đảng
Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng đề án, quyết định thành lập đảng bộ huyện Đạ Huoai mới trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất tổ chức đảng của Huyện ủy Đạ Huoai, Huyện ủy Đạ Tẻh và Huyện ủy Cát Tiên; chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy của đảng bộ theo quy định của Điều lệ Đảng.
Ban Tổ chức Huyện ủy Đạ Huoai mới tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng đề án, quyết định thành lập đảng bộ, Chi bộ cơ sở trực thuộc Huyện ủy Đạ Huoai mới trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất tổ chức đảng của Huyện ủy Đạ Huoai, Huyện ủy Đạ Tẻh và Huyện ủy Cát Tiên phù hợp với tình hình thực tiễn; chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chi Ủy viên, Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy theo thẩm quyền và quy định của Điều lệ Đảng.
1.3.2. Tổ chức bộ máy các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy
Tiến hành sáp nhập, hợp nhất nguyên trạng các cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng của 03 Huyện ủy, gồm: Văn phòng; Ban Tổ chức; Ban Tuyên giáo; Ban Dân vận; Ủy ban Kiểm tra và Trung tâm Chính trị.
1.3.3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Tiến hành sáp nhập, hợp nhất nguyên trạng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tương ứng của 03 huyện.
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn lãnh đạo việc hướng dẫn sắp xếp, chuyển giao tổ chức và kiện toàn cán bộ; xác định số lượng ủy viên Ủy ban, Ban thường trực, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN và số lượng ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch (Phó Bí thư) tổ chức chính trị - xã hội thuộc huyện Đạ Huoai mới phù hợp với thực tế địa phương, đảm bảo đúng quy định của Điều lệ và hướng dẫn của từng tổ chức theo quy định của Trung ương.
1.3.4. Phương án và lộ trình bố trí biên chế, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
1.3.4.1. Về bố trí biên chế
STT |
Tên cơ quan |
Lộ trình tinh giản biên chế (Theo KH số 65-KH/TU ngày 06/12/2022) |
Lộ trình tinh giản biên chế đến 2030 (tạm tính tiếp tục giảm 10%) |
||
2024 |
2025 |
2026 |
|||
1 |
Huyện ủy Đạ Huoai |
51 |
50 |
49 |
Giảm >10% |
2 |
Huyện ủy Đạ Tẻh |
51 |
50 |
49 |
|
3 |
Huyện ủy Cát Tiên |
52 |
51 |
50 |
|
Tổng |
154 |
151 |
148 |
134 |
1.3.4.2. Về bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giải quyết dôi dư
a) Đối với Khối Đảng
- Chức danh Bí thư Huyện ủy Đạ Huoai mới: Xem xét, lựa chọn một trong 03 đồng chí Bí thư đương nhiệm để bố trí Bí thư nhiệm kỳ 2020-2025; 01 đồng chí nghỉ theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/03/2015 của Chính phủ về quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và 01 đồng chí còn lại bố trí Phó Bí thư hoặc bố trí công tác khác tương đương phù hợp.
- Chức danh Phó Bí thư Huyện ủy: Xem xét bố trí 04 đồng chí (03 đồng chí đương chức và 01 đồng chí Bí thư nếu chưa được bố trí sắp xếp) giữ chức danh Phó Bí thư nhiệm kỳ 2020-2025. Nhiệm kỳ 2025-2030 thực hiện theo Điều lệ Đảng, Chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về Đại hội Đảng bộ các cấp.
- Chức danh Trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc:
Tiếp tục thực hiện mô hình Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm Chính trị.
Xem xét lựa chọn 15 đồng chí Trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc để bố trí 05 vị trí cấp trưởng cơ quan tham mưu giúp việc cho Huyện ủy Đạ Huoai mới. Số còn lại 07 đồng chí bố trí cấp phó hoặc bố trí giữ các vị trí phù hợp hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định (sau khi trừ đi 03 đồng chí đủ điều kiện nghỉ hưu và nghỉ chế độ).
Chức danh Phó Trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc và tương đương: Xem xét lựa chọn 24 đồng chí Phó Trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc và tương đương và các đồng chí cấp trưởng chưa được bố trí sắp xếp để bố trí tối đa 31 đồng chí cấp phó. Đến năm 2030, đảm bảo bố trí 11 cấp phó theo quy định (sau khi trừ đi 05 đồng chí đủ điều kiện nghỉ hưu và nghỉ chế độ). Số còn lại phải giải quyết theo quy định là từ 8 - 15 đồng chí.
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động bố trí nguyên trạng, đồng thời rà soát thực hiện điều động, luân chuyển, tiếp nhận hoặc tinh giản biên chế theo quy định.
b) Đối với các tổ chức chính trị - xã hội:
- Tạm dừng mô hình Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Dừng mô hình Cơ quan giúp việc chung cho khối Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Đối với Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội: Xem xét lựa chọn trong 13 đồng chí cấp trưởng hiện nay và nguồn nhân sự khác phù hợp (trưởng các cơ quan tham mưu giúp việc chưa được bố trí sắp xếp) để bố trí 05 cấp trưởng các chức danh đoàn thể, 08 đồng chí còn lại bố trí cấp phó hoặc điều động, luân chuyển phù hợp.
- Đối với Phó các tổ chức chính trị - xã hội: Xem xét lựa chọn 18 đồng chí cấp phó hiện tại và 08 đồng chí cấp trưởng chưa được bố trí sắp xếp để bố trí tối đa 26 đồng chí cấp phó. Đến năm 2030, đảm bảo bố trí 06 cấp phó theo quy định (sau khi trừ đi 7 đồng chí đủ điều kiện nghỉ hưu). Số còn lại phải giải quyết theo quy định là 5-13 đồng chí.
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động bố trí nguyên trạng, đồng thời rà soát thực hiện điều động, luân chuyển, tiếp nhận hoặc tinh giản biên chế theo quy định.
1.4. Kết quả sau khi thực hiện sắp xếp
1.4.1. Về tổ chức bộ máy
- Giảm 12 cơ quan tham mưu giúp việc trực thuộc Huyện ủy: Văn phòng, Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ủy ban Kiểm tra và Trung tâm Chính trị.
- Giảm 12 tổ chức chính trị - xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Huyện đoàn và Liên đoàn Lao động.
1.4.2. Về biên chế
Đến năm 2030, giảm 20 biên chế so với năm 2024, tương đương 13%. Trong đó, năm 2025, 2026 giảm tối thiểu là 06 biên chế theo lộ trình tinh giản biên chế giai đoạn 2021-2026.
2. Hiện trạng và phương án về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khối Nhà nước
2.1. Hội đồng nhân dân huyện
Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) 03 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên; mỗi đơn vị đều có: Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 02 Trưởng ban HĐND (Ban Pháp chế và Ban Kinh tế-xã hội). Trong đó, Chủ tịch và 02 Trưởng ban HĐND được bố trí kiêm nhiệm.
Cán bộ chuyên trách HĐND của mồi đơn vị đều có 03 người: 01 Phó Chủ tịch HĐND; 02 Phó Trưởng ban HĐND.
Số đại biểu HĐND huyện Đạ Huoai hiện nay là 27/30 đại biểu; số đại biểu HĐND huyện Đạ Tẻh hiện nay là 29/30 đại biểu; số đại biểu HĐND huyện Cát Tiên hiện nay là 28/30 đại biểu.
Tổng số cán bộ chuyên trách HĐND của 03 đơn vị hiện nay có 09 người: 03 Phó Chủ tịch HĐND và 06 Phó Trưởng Ban HĐND. Tổng số đại biểu HĐND của 03 huyện hiện nay là 84 đại biểu.
2.2. Ủy ban nhân dân huyện
- UBND huyện Đạ Huoai hiện có 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 14/14 Ủy viên là người đứng đầu các cơ quan chuyên môn và cơ quan Công an, Ban Chỉ huy Quân sự huyện.
- UBND huyện Đạ Tẻh hiện có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 13/14 Ủy viên là người đứng đầu các phòng chuyên môn và Công an, Ban Chỉ huy Quân sự huyện (khuyết Trưởng phòng Y tế).
- UBND huyện Cát Tiên hiện có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 12/14 Ủy viên là người đứng đầu các phòng chuyên môn và Công an, Ban Chỉ huy Quân sự huyện (khuyết Trưởng phòng Y tế, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng).
Tổng số lãnh đạo UBND huyện của 03 đơn vị hiện có là 08 người, gồm 03 Chủ tịch UBND và 05 Phó Chủ tịch UBND huyện.
2.3. Các phòng chuyên môn
UBND các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên mỗi đơn vị đều có 12 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất[18]. Tổng số các cơ quan chuyên môn của 03 đơn vị là 36.
2.4. Biên chế và đội ngũ CBCC
Tổng số biên chế giao năm 2024 cho 03 huyện là 268 biên chế (huyện Đạ Huoai 89, huyện Đạ Tẻh 90, huyện Cát Tiên 89).
Tính đến thời điểm 31/3/2024, tổng số biên chế hiện có của 03 đơn vị là 227 biên chế. Trong đó, có 03 Phó Chủ tịch HĐND, 03 Chủ tịch UBND, 05 Phó Chủ tịch UBND và 06 Phó Trưởng các Ban HĐND; 33 Trưởng phòng, 47 Phó trưởng phòng và 130 công chức không giữ chức danh lãnh đạo, cụ thể:
- Huyện Đạ Huoai: Số cán bộ, công chức hiện có là 71 người, gồm: 01 Phó Chủ tịch HĐND, 02 Phó Trưởng ban HĐND, 01 Chủ tịch UBND, 01 Phó Chủ tịch UBND, 12 Trưởng phòng, 16 Phó trưởng phòng và 38 công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
- Huyện Đạ Tẻh: Số cán bộ, công chức hiện có là 81 người, gồm: 01 Phó Chủ tịch HĐND, 02 Phó Trưởng ban HĐND, 01 Chủ tịch UBND, 02 Phó Chủ tịch UBND, 11 Trưởng phòng (khuyết Trưởng phòng Y tế), 13 Phó Trưởng phòng và 51 công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
- Huyện Cát Tiên: Số cán bộ, công chức hiện có là 75 người, gồm: 01 Phó Chủ tịch HĐND 02 Phó Trưởng ban HĐND, 01 Chủ tịch UBND, 02 Phó Chủ tịch UBND; 10 Trưởng phòng (khuyết Trưởng phòng Y tế, Kinh tế và Hạ tầng), 18 Phó Trưởng phòng và 41 công chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Ngoài ra, các cơ quan hành chính thuộc 03 huyện hiện đang có 23 lao động hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ (Đạ Huoai 09, Đạ Tẻh 07, Cát Tiên 07).
2.5. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện
2.5.1. Về số lượng đơn vị sự nghiệp công lập:
Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND của 03 huyện là 98 đơn vị, cụ thể như sau:
a) Đơn vị sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập: 84 đơn vị (trong đó: Huyện Đạ Huoai có 25 đơn vị; huyện Đạ Tẻh có 31 đơn vị; huyện Cát Tiên có 28 đơn vị).
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực khác: 14 đơn vị (Huyện Đạ Huoai có 05 đơn vị[19]; huyện Đạ Tẻh có 05 đơn vị[20]; huyện Cát Tiên có 04 đơn vị[21]). Trong đó:
- 12 đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ được tổ chức giống nhau ở 03 huyện là: 03 Trung tâm Nông nghiệp; 03 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; 03 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục Thường xuyên; 03 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng.
- 02 đơn vị không cùng chức năng, nhiệm vụ; Ban Quản lý Rừng Nam Huoai thuộc huyện Đạ Huoai và Ban Quản lý chợ thuộc huyện Đạ Tẻh.
2.5.2. Về số lượng viên chức và người lao động:
a) Đơn vị sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập: Tổng số viên chức của 84 đơn vị là 1.992 người (Trong đó: Huyện Đạ Huoai có 571 người; huyện Đạ Tẻh có 796 đơn vị; huyện Cát Tiên có 625 đơn vị).
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực khác:
- Đối với 12 đơn vị có cùng chức năng, nhiệm vụ:
Tính đến thời điểm 31/3/2024, tổng số viên chức hiện có của 12 đơn vị là 137 người, trong đó có: 12 người đứng đầu; 24 cấp phó và 101 viên chức, cụ thể:
+ Huyện Đạ Huoai: Có 54 người, trong đó có 4/5 người đứng đầu (khuyết người đứng đầu của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên); 08 cấp phó (khuyết cấp phó Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao) và 42 viên chức.
+ Huyện Đạ Tẻh: Có 43 người, trong đó có 5/5 người đứng đầu; 7 cấp phó và 31 viên chức.
+ Huyện Cát Tiên: Có 40 người, trong đó có 3/4 người đứng đầu (khuyết người đứng đầu của Trung tâm Nông nghiệp); 9 cấp phó và 28 viên chức.
Ngoài ra, hiện đang có 191 lao động hợp đồng tại 12 đơn vị (Đạ Huoai 37, Đạ Tẻh 56, Cát Tiên 98).
- Đối với 02 đơn vị không cùng chức năng, nhiệm vụ: Ban Quản lý Rừng Nam Huoai (thuộc huyện Đạ Huoai) có 20 viên chức; Ban Quản lý chợ (thuộc huyện Đạ Tẻh) có 06 người làm việc.
2.6. Các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh đóng trên địa bàn 03 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
2.6.1. Sở Y tế
Có 03 Trung tâm Y tế; trong đó có 03 phòng khám đa khoa (01 đặt tại huyện Đạ Huoai và 02 đặt tại huyện Cát Tiên) và 27 trạm Y tế xã, thị trấn thuộc 03 Trung tâm Y tế với tổng số người làm việc hiện nay của các đơn vị là 519 người (trong đó huyện Đạ Huoai 177 người, huyện Đạ Tẻh là 181 người và huyện Cát Tiên là 161 người).
2.6.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Có 03 Hạt Kiểm lâm thuộc Chi cục Kiểm lâm; tổng số công chức, người lao động hiện nay của các đơn vị là 46 người, trong đó: Huyện Đạ Huoai: 19 người: (01 trưởng, 02 phó, 15 công chức và 01 hợp đồng lao động); huyện Đạ Tẻh: 17 người: (01 trưởng, 02 phó, 13 công chức và 01 hợp đồng lao động); huyện Cát Tiên: 10 người: (01 trưởng, 01 phó, 07 công chức và 01 hợp đồng lao động).
- Có 3 Trạm quản lý khai thác thủy lợi thuộc Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác thủy lợi đặt tại 3 huyện với số người làm việc là 63 người (3 trạm trưởng, 60 người làm việc).
2.6.3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Có 03 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh; tổng số viên chức, người lao động hiện nay của các đơn vị là 63 người, trong đó: huyện Đạ Huoai 14 người (01 trưởng, 01 phó, 01 viên chức và 11 hợp đồng); huyện Đạ Tẻh là 16 người (01 trưởng, 01 phó, 01 viên chức và 13 hợp đồng); huyện Cát Tiên là 14 người (01 trưởng, 01 phó, 03 viên chức và 09 hợp đồng).
2.6.4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Có 08 trường cấp THPT công lập trực thuộc (Trong đó: Huyện Đạ Huoai có 02 trường người; huyện Đạ Tẻh có 03 trường; huyện Cát Tiên có 03 trường) với tổng số viên chức là 335 người.
2.7. Các cơ quan thuộc ngành dọc Trung trong đóng trên địa bàn 03 huyện
Có tổng số 24 đơn vị; trong đó: 03 Công an huyện; 03 Ban Chỉ huy Quân sự huyện; 03 Viện Kiểm sát nhân dân huyện; 03 Tòa án nhân dân huyện; 03 Chi Cục Thi hành án dân sự huyện; 03 Kho bạc nhà nước huyện; 03 Bảo hiểm xã hội huyện; 01 cơ quan Thuế khu vực Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên; 01 Chi cục Thống kê Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên, 01 Đội Quản lý thị trường số 4 khu vực Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên (đặt tại Cát Tiên).
2.8. Các Hội trên địa bàn 03 huyện
Tổng số các Hội đặc thù có cùng chức năng, nhiệm vụ được tổ chức giống nhau ở 03 huyện là 15 Hội, gồm: 03 Hội Chữ thập đỏ; 03 Hội khuyến học; 03 Hội Luật gia, 03 Hội nạn nhân chất độc da cam, 03 Ban đại diện Hội người cao tuổi.
Ngoài ra trên địa bàn 03 huyện còn có các Hội như: Hội cựu thanh niên xung phong, Hội người mù, Hội cựu giáo chức, Hội Karatedo, Hội truyền thống Trường Sơn, Hội người khuyết tật, Hội sinh vật cảnh...
Trong các Hội nêu trên, Hội Chữ thập đỏ là Hội đặc thù được giao biên chế với tổng số biên chế được giao là 09 người (huyện Đạ Huoai 03 người, huyện Đạ Tẻh 03 người, huyện Cát Tiên 03 người). Các Hội còn lại không được giao biên chế.
3. Về phương án sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức viên chức khối Nhà nước
3.1. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Tổ chức chính quyền địa phương (HĐND, UBND) huyện Đạ Huoai mới thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương:
- Đại biểu HĐND của 03 huyện được hợp thành đại biểu HĐND của huyện Đạ Huoai mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ với tổng số đại biểu hiện nay là 84 đại biểu (Đạ Huoai 27 đại biểu, Đạ Tẻh 29 đại biểu, Cát Tiên 28 đại biểu).
- Khóa của HĐND huyện Đạ Huoai mới lấy theo khóa của HĐND huyện Đạ Huoai hiện nay là khóa XI (theo điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
- Kỳ họp thứ nhất của HĐND huyện Đạ Huoai mới do một triệu tập viên được Thường trực HĐND tỉnh trực tiếp chỉ định trong số đại biểu HĐND của huyện Đạ Huoai mới để triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND huyện Đạ Huoai mới.
- HĐND của huyện Đạ Huoai mới bầu các chức danh của HĐND, UBND theo quy định và hoạt động cho đến khi HĐND khóa mới được bầu ra, cụ thể:
+ Chủ tịch HĐND: Xem xét, giới thiệu đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư là đại biểu HĐND của huyện Đạ Huoai mới kiêm nhiệm.
+ Phó Chủ tịch HĐND: Xem xét, giới thiệu 03 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND hiện nay để bầu tối đa không quá 03 Phó Chủ tịch HĐND.
+ Trưởng Ban Pháp chế, Trưởng Ban Kinh tế - xã hội: Xem xét, giới thiệu trong số 06 Phó trưởng ban hiện nay để bầu 02 Trưởng Ban chuyên trách.
+ Đối với Phó Trưởng Ban Pháp chế, Phó Trưởng Ban Kinh tế - xã hội: Xem xét bố trí 04 Phó Trưởng Ban chuyên trách hiện nay để bầu tối đa không quá 04 Phó Trưởng ban.
+ Chủ tịch UBND: Xem xét, giới thiệu trong số 03 đồng chí Chủ tịch hiện nay và nguồn nhân sự khác phù hợp để bầu Chủ tịch UBND.
+ Phó Chủ tịch UBND: Xem xét, giới thiệu trong số 05 đồng chí Phó Chủ tịch và 02 đồng chí Chủ tịch UBND hiện nay không được bố trí làm Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai mới để bầu tối đa không quá 07 Phó Chủ tịch UBND.
+ Ủy viên UBND: HĐND bầu 14 Ủy viên là người đứng đầu các cơ quan chuyên môn và Công an, Ban Chỉ huy Quân sự huyện theo quy định.
Khi bầu cử HĐND huyện Đạ Huoai khóa mới (nhiệm kỳ 2026 - 2031) số lượng các chức danh của HĐND, UBND thực hiện theo quy định hiện hành (01 Chủ tịch HĐND kiêm nhiệm, 01 Phó Chủ tịch HĐND, 01 Chủ tịch UBND, 03 Phó Chủ tịch UBND, 02 Trưởng Ban chuyên trách và 02 Phó Trưởng Ban chuyên trách). Trường hợp có hướng dẫn mới của Trung ương thì thực hiện theo hướng dẫn đó.
3.2. Về các cơ quan chuyên môn của UBND huyện Đạ Huoai mới
3.2.1. Sắp xếp tổ chức bộ máy
Tiếp tục thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP. Theo đó, sẽ nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND của 03 huyện có cùng chức năng nhiệm vụ với nhau[22], huyện Đạ Huoai mới có 12 cơ quan chuyên môn[23].
3.2.2. Sắp xếp đội ngũ công chức
- Đối với chức danh cấp trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND: Lựa chọn trong số 33 đồng chí cấp trưởng hiện nay và nhân sự khác phù hợp để bố trí đủ 12 cấp trưởng cho 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Đối với chức danh cấp phó cơ quan chuyên môn thuộc UBND: Lựa chọn trong số 47 đồng chí cấp phó hiện nay và 21 cấp trưởng hiện nay để bố trí tối đa không quá 68 cấp phó; đồng thời rà soát thực hiện điều động, luân chuyển đến giữ các chức danh phù hợp trong hệ thống chính trị của huyện và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định, đảm bảo đến năm 2030 số lượng cấp phó không vượt quá 24 người theo quy định.
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động bố trí nguyên trạng, đồng thời rà soát thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
3.2.3. Phương án bố trí biên chế và số lượng cán bộ, công chức dôi dư
Tên đơn vị |
Số biên chế hiện có năm 2024 |
Số giao biên chế năm 2030 |
Số CBCC dôi dư đến năm 2030 |
Huyện Đạ Huoai |
89 |
|
|
Huyện Đạ Tẻh |
90 |
|
|
Huyện Cát Tiên |
89 |
|
|
Huyện Đạ Huoai mới |
268 |
216 |
52 |
3.3. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Đạ Huoai mới
3.3.1. Về tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập
a) Thực hiện sắp xếp 12 đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cụ thể như sau:
- Sáp nhập nguyên trạng 03 Trung tâm Nông nghiệp của 03 huyện thành một.
- Sáp nhập nguyên trạng 03 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao của huyện thành một.
- Sáp nhập 03 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên của 03 huyện thành một.
- Sáp nhập nguyên trạng 03 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Công trình công cộng của 03 huyện thành một.
b) Giữ nguyên trạng về tổ chức bộ máy và hoạt động của 02 đơn vị có chức năng, nhiệm vụ đặc thù là Ban quản lý Rừng Nam Huoai (thuộc huyện Đạ Huoai) và Ban Quản lý chợ (thuộc huyện Đạ Tẻh).
c) Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập:
Giữ nguyên số trường, số lớp, số học sinh và số lượng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và viên chức hiện có của huyện Đạ Huoai cũ, huyện Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên. Đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp, sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã giữ nguyên hiện trạng tổ chức bộ máy, nhân sự, giữ nguyên cơ sở vật chất, phòng học các trường học để không ảnh hưởng đến việc di chuyển của học sinh, đảm bảo chất lượng dạy và học; sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở vật chất hiện có của các trường.
Sau khi sáp nhập 03 huyện, UBND huyện Đạ Huoai mới sẽ thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới trường học đảm bảo theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Kết luận số 62-KL/TW ngày 02/10/2023 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 02/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 62-KL/TW, Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 04/01/2024, số 3766/KH-UBND ngày 14/5/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của Bộ Chính trị.
Như vậy sau khi sáp nhập, huyện Đạ Huoai mới có 84 đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và 06 đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực khác trực thuộc (gồm: 1. Trung tâm Nông nghiệp; 2. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; 3. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên; 4. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Công trình công cộng; 5. Ban quản lý Rừng Nam Huoai, 6. Ban quản lý chợ); giảm được 8 đơn vị.
3.3.2. Về đội ngũ viên chức, người lao động tại 12 đơn vị thực hiện sắp xếp
Đối với cấp trưởng: Lựa chọn trong số 12 đồng chí cấp trưởng hiện nay và các nhân sự khác phù hợp để bố trí cấp trưởng cho 06 đơn vị thuộc UBND.
Đối với cấp phó: Sắp xếp, bố trí trong số 24 đồng chí cấp phó và số cấp trưởng hiện nay; đồng thời rà soát thực hiện điều động, luân chuyển đến giữ các chức danh phù hợp trong hệ thống chính trị của huyện và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định, đảm bảo đến năm 2030 không vượt quá số lượng cấp phó theo quy định.
Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động bố trí nguyên trạng, đồng thời rà soát thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
3.4. Các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành tại 03 huyện khi thành lập huyện Đạ Huoai mới.
Việc sắp xếp sáp nhập các đơn vị có cùng chức năng nhiệm vụ, cơ bản theo hướng nhập nguyên trạng mô hình, tổ chức bộ máy, con người, cụ thể như sau:
- Đối với các Trung tâm Y tế: Sáp nhập nguyên trạng 03 Trung tâm Y tế thành 01 Trung tâm Y tế; việc sắp xếp, sáp nhập về tổ chức bộ máy đơn vị, cấp trưởng, cấp phó và đội ngũ viên chức Trung tâm Y tế do Sở Y tế tham mưu trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Riêng các Trạm Y tế trên địa bàn các xã, thị trấn không thực hiện sắp xếp sáp nhập giữ nguyên trạng theo quy định; các Trạm Y tế trên địa bàn các xã thực hiện sắp xếp, sáp nhập thì nhập nguyên trạng theo đơn vị hành chính xã thực hiện sắp xếp.
- Đối với Hạt Kiểm lâm, Trạm quản lý khai thác thủy lợi: Nhập nguyên trạng Hạt Kiểm lâm 03 huyện thành một thuộc Chi cục Kiểm Lâm và Trạm quản lý khai thác thủy lợi 03 huyện thành một thuộc Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác thủy lợi; về tổ chức bộ máy đơn vị, cấp trưởng, cấp phó và đội ngũ công chức, viên chức Hạt Kiểm lâm và Trạm quản lý khai thác thủy lợi huyện mới do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở quy định chức năng nhiệm vụ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các quy định có liên quan.
- Đối với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: Nhập nguyên trạng Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai 03 huyện thành một trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, về tổ chức bộ máy, cấp trưởng, cấp phó và đội ngũ viên chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở quy định chức năng nhiệm vụ và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định có liên quan.
3.5. Đối với các cơ quan thuộc ngành dọc Trung trong đóng trên địa bàn 03 huyện khi thành lập huyện Đạ Huoai mới
a) Thực hiện sáp nhập nguyên trạng các đơn vị có cùng chức năng nhiệm vụ, cụ thể:
- Đối với Công an: Nhập nguyên trạng Công an 03 huyện thành một theo phương án sắp xếp của Công an tỉnh.
- Đối với Ban Chỉ huy Quân sự huyện: Nhập nguyên trạng 03 Ban chỉ huy Quân sự huyện thành một theo phương án sắp xếp của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
- Đối với Viện Kiểm sát nhân dân: Nhập nguyên trạng Viện Kiểm sát nhân dân 03 huyện thành một theo phương án sắp xếp của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
- Đối với Tòa án nhân dân: Nhập nguyên trạng Tòa án nhân dân 03 huyện thành một theo phương án sắp xếp của Tòa án nhân dân tỉnh.
- Đối với Chi cục Thi hành án dân sự: Nhập nguyên trạng 03 Chi cục Thi hành án dân sự huyện thành một theo phương án sắp xếp của Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Đối với Kho bạc nhà nước: Nhập nguyên trạng 03 Kho bạc nhà nước huyện thành một theo phương án sắp xếp của Kho Bạc Nhà nước tỉnh.
- Đối với Bảo hiểm xã hội huyện: Nhập 03 Bảo hiểm xã hội huyện thành một theo phương án sắp xếp của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng.
b) Giữ nguyên các đơn vị đã thực hiện theo mô hình khu vực và đổi tên theo ĐVHC mới huyện Đạ Huoai: Thuế khu vực Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên; Chi cục Thống kê Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên; Đội Quản lý thị trường số 4 khu vực Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên.
3.6. Các Hội trên địa bàn 03 huyện khi thành lập huyện Đạ Huoai mới
- Thực hiện sáp nhập nguyên trạng 15 Hội đặc thù có cùng chức năng, nhiệm vụ được tổ chức giống nhau ở 03 huyện. Sau khi sắp xếp, huyện Đạ Huoai mới có 05 Hội đặc thù, gồm: Hội Chữ thập đỏ; Hội khuyến học; Hội Luật gia, Hội nạn nhân chất độc da cam, Ban đại diện Hội người cao tuổi.
- Đối với các Hội còn lại: Sau thành lập, UBND huyện Đạ Huoai mới căn cứ tình hình thực tế của địa phương (mô hình, tổ chức, hội viên) triển khai thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Trung ương.
4.1. Kết quả tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế đối với huyện
4.1.1. Về tổ chức bộ máy: Giảm tổ chức bộ máy cấp huyện của 02 huyện, gồm:
- Giảm 02 HĐND, 02 UBND, 24 cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Giảm 08 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND (gồm: 02 Trung tâm Nông nghiệp; 02 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; 02 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Công trình công cộng và 02 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên).
- Giảm 02 tổ chức (02 Hạt Kiểm Lâm) và 02 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đóng trên địa bàn (02 Trung tâm Y tế) và 04 đơn vị (02 Trạm quản lý khai thác thủy lợi, 02 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai). Tương đương giảm 08 cơ quan, đơn vị thuộc Sở.
- Giảm 14 cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc Trung trong đóng trên địa bàn (02 Công an huyện, 02 Ban Chỉ huy Quân sự huyện, 02 Viện kiểm sát nhân dân huyện, 02 Tòa án nhân dân huyện, 02 Chi cục thi hành án dân sự huyện, 02 Kho bạc Nhà nước huyện, 02 Bảo hiểm Xã hội huyện).
- Giảm 10 Hội đặc thù đóng trên địa bàn các huyện: (02 Hội Chữ thập đỏ, 02 Hội Luật gia, 02 Hội Khuyến học, 02 Ban đại diện hội người cao tuổi và 02 Hội nạn nhân chất độc da cam).
4.1.2. Về biên chế
- Đối với biên chế CBCC cấp huyện: Sáp nhập nguyên trạng và thực hiện theo lộ trình tinh giản biên chế dự kiến đến năm 2030 giảm 52 biên chế so với năm 2024 (Biên chế được giao cho 03 huyện là 268 biên chế; số giao biên chế năm 2030 là 216 biên chế), giảm tương ứng 19,4%.
- Đối với biên chế công chức của các ngành dọc sẽ do các ngành dọc xây dựng Đề án trình cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo quy định.
- Đối với số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Đề án sắp xếp và quyết định của cấp có thẩm quyền.
4.2. Số cán bộ, công chức dôi dư và phương án giải quyết
Tổng số cán bộ công chức dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp là 52 người, trong đó giai đoạn 2024-2029 có 23 người nghỉ theo chế độ quy định, cụ thể:
4.2.1. Đối với chức danh Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch HĐND huyện
Sau khi bầu cử HĐND khóa mới nhiệm kỳ 2026-2031, số dôi dư là 06 người, trong đó giai đoạn 2024-2029 có 04 người nghỉ theo chế độ quy định. Như vậy, còn 02 người cần phải bố trí công tác khác. UBND tỉnh rà soát tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định việc điều động giữ các chức danh phù hợp ở các cơ quan, đơn vị khác trong hệ thống chính trị của tỉnh hoặc giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo quy định.
4.2.2. Đối với các chức danh Phó trưởng các Ban của HĐND và Trưởng, Phó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Số dôi dư đến năm 2030 là 46 người, gồm: 02 Phó Trưởng Ban thuộc HĐND (sẽ dôi dư trong năm 2026, sau bầu cử); 44 cấp phó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND). Trong giai đoạn 2025 - 2029, có 19 người nghỉ theo chế độ quy định. Như vậy, còn 27 người cần phải bố trí công tác khác. UBND các cấp sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện một cách cụ thể, có phương án sắp xếp linh hoạt, khách quan, thận trọng, vừa đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức vừa phù hợp với năng lực, sở trường, vị trí công việc. Dựa trên năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của các cơ quan, tổ chức do sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ thực hiện điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, công chức thực hiện tinh giản biên chế do dôi dư, giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức có thời gian công tác đủ điều kiện nghỉ bảo hiểm xã hội nghỉ hưu trước tuổi để củng cố bộ máy hành chính.
5. Đối với viên chức, người lao động của các đơn vị sự nghiệp thực hiện sắp xếp
Sau khi sắp xếp, huyện Đạ Huoai mới có 06 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ các trường học) và thực trạng hiện có 12 cấp trưởng, 24 cấp phó, 101 viên chức và 191 người lao động. Số lượng cấp phó và số lượng người làm việc của từng đơn vị phụ thuộc vào mức độ tự chủ của đơn vị sau khi sắp xếp. Do vậy, hiện nay chưa xác định số lượng được bố trí và số lượng dôi dư. Trên cơ sở các quy định có liên quan và mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp sau sắp xếp, huyện Đạ Huoai mới thực hiện rà soát, xây dựng phương án bố trí sắp xếp trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Ngoài các chế độ, chính sách theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, thực hiện theo Nghị quyết số 315/2024/NQ-HĐND ngày 12/7/2024 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ thêm đối với một số đối tượng tinh giản biên chế dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, được hỗ trợ 06 tháng tiền lương hiện hưởng cho một trường hợp (không tính chức danh kiêm nhiệm), cụ thể:
- Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế tại đơn vị có sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
1. Số cơ quan, tổ chức, đơn vị phải sắp xếp, kiện toàn sau sắp xếp đơn vị hành chính
a) Số cơ quan, tổ chức, đơn vị phải sắp xếp, kiện toàn sau sắp xếp ĐVHC
Tổng số cơ sở nhà, đất thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025: 394 cơ sở, trong đó:
- Cơ quan Trung ương bàn giao về địa phương: 03 cơ sở.
- ĐVHC cấp huyện: 391 cơ sở.
2. Phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025
2.1. Trụ sở các cơ quan Trung trong đóng trên địa bàn các huyện Đạ Huoai, Cát Tiên chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý
Có 03 cơ sở đã bàn giao cho các huyện, gồm: Đội thuế số 1, số 02 thuộc Chi cục Thuế khu vực Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, tại thị trấn Mađaguôi và xã Phước Cát, Cát Tiên; Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cát Tiên.
Phương án xử lý: Giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, khai thác (theo Luật Đất đai năm 2024).
2.2. Đơn vị hành chính cấp huyện: Tổng số cơ sở nhà, đất hiện có 391 cơ sở:
2.2.1. Giữ lại tiếp tục sử dụng: 372 cơ sở, gồm:
- Huyện Đạ Huoai (cũ): 72 cơ sở (68 cơ sở là UBND xã, Trạm Y tế, giáo dục; 04 cơ sở đặc thù, cần thiết là Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng Nam Huoai, Trung tâm Nông nghiệp).
- Huyện Đạ Tẻh: 158 cơ sở (151 cơ sở là UBND xã, Trạm Y tế, giáo dục; 06 cơ sở để làm trụ sở của các cơ quan thuộc đơn vị hành chính mới: Văn Phòng HĐND và UBND, Ban Quản lý đầu tư xây dựng và khai thác công trình công cộng, Ban Quản lý chợ, Hạt Kiểm lâm, Trung tâm Chính trị, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; 01 cơ sở là Văn phòng Huyện ủy);
- Huyện Cát Tiên: 142 cơ sở (139 cơ sở là UBND xã, Trạm Y tế, giáo dục; 03 cơ sở đặc thù, cần thiết là Hạt Kiểm lâm, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nhà thi đấu và nhà thiếu nhi huyện), Ban Quản lý đầu tư xây dựng và khai thác công trình công cộng).
2.2.2. Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng: 03 cơ sở
Huyện Cát Tiên: 03 cơ sở (Văn phòng HĐND và UBND huyện tạm giữ lại tiếp tục sử dụng phục vụ Nhân dân khi kê khai, đăng ký chuyển đổi các thủ tục hành chính của đơn vị hành chính mới, Trung tâm Chính trị lý do sau này thu hồi để xây dựng Nhà Văn hóa thị trấn Cát Tiên, Huyện ủy Cát Tiên). Thời gian tạm sử dụng không quá 12 tháng, sau đó thu hồi (riêng huyện Đạ Huoai, UBND huyện Đạ Huoai không đề xuất tạm sử dụng mà thu hồi).
2.2.3. Thu hồi: 13 cơ sở
- Huyện Đạ Huoai: 08 cơ sở (Văn phòng HĐND&UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Hội chữ thập đỏ, Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao, Đài truyền thanh truyền hình (cũ), Ban Quản lý đầu tư xây dựng và khai thác công trình công cộng, Ban Quản lý rừng Nam Huoai, Văn phòng Huyện ủy).
- Huyện Cát Tiên: 05 cơ sở (Phòng Giáo dục và Đào tạo; Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao (thu hồi Đài Truyền thanh - Truyền hình cũ), Trung tâm Nông nghiệp; Trung tâm phát triển quỹ đất cũ, nhà ở công vụ Huyện ủy).
2.2.4. Điều chuyển: 03 cơ sở
- Huyện Đạ Huoai: 01 cơ sở (Trung tâm Chính trị điều chuyển cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng và khai thác công trình công cộng).
- Huyện Đạ Tẻh: 02 cơ sở (Phòng Giáo dục và Đào tạo điều chuyển cho Trường mầm non thị trấn Đạ Tẻh; Công ty cổ phần đường bộ 2 điều chuyển thị trấn làm nhà sinh hoạt cộng đồng).
3. Thời gian thực hiện sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025:
Chậm nhất trong thời hạn 03 năm (cuối năm 2027), kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng có hiệu lực. Sở Tài chính phối hợp với UBND huyện: Đạ Huoai mới, Đơn Dương, các cơ quan, đơn vị có liên quan phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.
1. Việc công đơn vị hành chính chính cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
Hiện trạng ĐVHC cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của các ĐVHC cấp huyện thuộc phương án sắp xếp giai đoạn 2023-2025 tỉnh như sau:
- Năm 2021, huyện Đạ Tẻh đã được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2019 (Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 12/01/2021).
- Năm 2022, huyện Cát Tiên đã được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn năm 2020 (Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 08/6/2022).
Ngay sau khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có hiệu lực, tỉnh Lâm Đồng sẽ triển khai ngay việc đánh giá, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đối với các ĐVHC hình thành sau sắp xếp theo quy định tại Điều 17 Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15 và theo Văn bản số 267/BNN-VPĐP ngày 09/01/2024 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đối với các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp, cụ thể:
Đối với ĐVHC huyện hình thành sau sắp xếp giữa huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với một số huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới: UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan rà soát, triển khai tổ chức thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới. Khi ĐVHC huyện hình thành sau sắp xếp đáp ứng đầy đủ các điều kiện và mức đạt chuẩn theo quy định, UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg để đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đối với ĐVHC huyện hình thành sau sắp xếp.
2. Việc công nhận đơn vị hành chính cấp huyện được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Có 01 huyện (huyện Đạ Tẻh) được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngay sau khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có hiệu lực, tỉnh Lâm Đồng triển khai việc rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét công nhận ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 4099/HD-BNV ngày 29/7/2023 về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động và việc công nhận vùng an toàn khu, xã an toàn khu, xã đảo, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
3. Việc công nhận đơn vị hành chính cấp huyện là vùng an toàn khu, huyện nghèo, đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, xã đảo khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính: Không có
4. Thời gian thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù đối với ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp
- Trong thời hạn 03 năm (cuối năm 2027), kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành rà soát, công nhận theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định, công nhận việc hưởng các chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
- Trong năm 2025, UBND huyện Đạ Huoai mới chịu trách nhiệm rà soát, triển khai tổ chức thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới (do hình thành sau sắp xếp giữa huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới) thực hiện trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg để trình UBND tỉnh xem xét, trình cấp có thẩm quyền công nhận huyện nông thôn mới.
1. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025 theo quy định tại Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện và cấp xã; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 30/7/2023 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và đặc biệt là công tác triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Lâm Đồng.
- Phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí Tỉnh ủy viên, các đồng chí Giám đốc sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành được phân công và địa bàn theo dõi, chủ động phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương có liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện, bảo đảm yêu cầu và mục tiêu đã đề ra.
2. Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy
- Chủ trì tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và triển khai Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp; ban hành văn bản hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn các tổ chức đảng.
- Hướng dẫn công tác chuẩn bị Đại hội các tổ chức cơ sở Đảng, các Chi bộ cơ sở thuộc loại hình sự nghiệp trực thuộc Huyện ủy Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên thuộc diện sáp nhập.
3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 - 2025.
- Ban hành văn bản hướng dẫn; chỉ đạo, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân và vận động Nhân dân hưởng ứng việc sáp nhập, thành lập ĐVHC mới theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi triển khai thực hiện thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025 và tổ chức giám sát quá trình triển khai thực hiện.
- Hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan đôn đốc việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ dôi dư của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp.
5. Đề nghị Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC trên địa bàn tỉnh
- Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong quá trình triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đúng quy định.
- Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời, kiểm tra và báo cáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo đúng quy định.
- Ban Chỉ đạo quyết định các chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp nhằm thực hiện đúng thời gian theo kế hoạch đã đề ra.
6. Sở Nội vụ
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các địa phương trong quá trình thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện bảo đảm đúng lộ trình, thời gian quy định.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của bộ, ngành, Trung ương, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đặc biệt là việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư do việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện.
7. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tham mưu phương án, giải pháp cụ thể để sử dụng hiệu quả trụ sở, quản lý tài sản công tại các ĐVHC cấp huyện mới hình thành sau sắp xếp.
- Hướng dẫn các cơ quan, địa phương lập dự toán phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện.
- Chủ trì thẩm định, tổng hợp kinh phí của các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của Trung ương, của Tỉnh khi thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu UBND tỉnh triển khai kế hoạch đầu tư công và các chương trình, dự án đầu tư công tại các đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 35/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
9. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan đánh giá định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và các tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị,... tại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp đảm bảo các tiêu chuẩn của loại đô thị hiện có quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng Bản đồ hiện trạng của ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp và ĐVHC có liên quan đến việc sắp xếp; bản đồ phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Sắp xếp tổ chức bộ máy chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
11. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thông tin, tuyên truyền, bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội khi triển khai thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
12. Các Sở, ban, ngành: Giao thông và Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Dân tộc; Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Cục Thống kê; Cục Thuế tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Chi Cục Hải quan tỉnh; Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Lâm Đồng
Theo chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án bố trí tổ chức bộ máy, số người làm việc tại các đơn vị thuộc ngành dọc... trên địa bàn ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp. Triển khai các nội dung có liên quan theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.
13. Các sở, ban, ngành khác có liên quan
Thực hiện các nội dung có liên quan theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
14. Huyện ủy, UBND các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và Huyện ủy, UBND huyện Đạ Huoai mới.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp, tổ chức thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã đảm bảo đúng quy định, lộ trình theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc và các nội dung khác của Đề án tới cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bố trí, sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy thuộc cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thực tiễn của địa phương. Nhanh chóng ổn định tổ chức để đi vào hoạt động.
- Chủ động, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, đề xuất phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp. Tập trung thực hiện các giải pháp để xử lý số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp, sáp nhập.
- Bảo đảm nguồn kinh phí để triển khai thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức khi thay đổi địa giới ĐVHC do sắp xếp, bảo đảm thủ tục chuyển đổi phải đơn giản, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện chuyển đổi.
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Việc sắp xếp ĐVHC các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên để thành lập huyện Đạ Huoai mới thuộc tỉnh Lâm Đồng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu sắp xếp, tổ chức, tăng quy mô ĐVHC; góp phần sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của các tổ chức trong hệ thống chính trị, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Quá trình triển khai thực hiện được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, do đó việc triển khai thực hiện bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, thận trọng và đúng quy định của pháp luật.
Sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, vì vậy cần có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động để có sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân.
2. Kiến nghị, đề xuất
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và liên quan đến nhiều ĐVHC huyện, cấp xã; với khối lượng công việc rất lớn, hết sức quan trọng và đặc thù về các lĩnh vực, phạm vi và các cấp chính quyền liên quan. UBND tỉnh kính đề nghị Bộ Nội vụ, các Bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm tạo điều kiện giúp tỉnh Lâm Đồng hoàn thành công việc đề ra; đồng thời, thống nhất Đề án sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 theo đề xuất của tỉnh Lâm Đồng.
- Đối với tỉnh Lâm Đồng có 12 huyện, thành phố là vùng cao, do vậy việc sắp xếp đơn vị hành chính của 03 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành 01 huyện có yếu tố đặc thù sẽ dẫn đến số lượng cán bộ, công chức dôi dư nhiều, do vậy đề nghị Bộ Nội vụ xem xét cho kéo dài thời gian giải quyết chính sách đối với số cán bộ, công chức dôi dư.
Trên đây là Đề án sắp xếp các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng. UBND tỉnh Lâm Đồng kính trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
[1] Văn bản số 5405/BVHTTDL-TCCB ngày 06/12/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn bản số 4874/BQP-TM ngày 11/12/2023 của Bộ Quốc phòng; Văn bản số 6537/BNG-UBBG ngày 12/12/2023 của Bộ Ngoại giao; Văn bản số 10701/BKHĐT-KTĐPLT ngày 20/12/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Văn bản số 9321/BNN-TCCB ngày 20/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn bản số 10720/BTNMT-ĐĐBĐVN ngày 20/12/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Văn bản số 4608/BCA-ANCTNB ngày 21/12/2023 của Bộ Công an và Văn bản số 14295/BTC-NSNN ngày 27/12/2023 của Bộ Tài chính.
[2] Gồm: thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng.
[3] Gồm các 06 huyện: Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Di Linh và Tp. Đà Lạt.
[4] Gồm: Thành phố Đà Lạt và 08 huyện: Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Di Linh.
[5] Gồm: thành phố Đà Lạt và 09 huyện: Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà.
[6] Gồm: thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 09 huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà.
[7] Gồm: thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và 10 huyện: Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà.
[8] Gồm 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và 2 thành phố: Đà Lạt, Bảo Lộc.
[9] Văn bản số 2745/STNMT-ĐĐBĐ ngày 26/10/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
[10] Văn bản số 420/CAT-PC06 ngày 02/3/2023 của Công an tỉnh.
[11] Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
[12] Văn bản số 2745/STNMT-ĐĐBĐ ngày 26/10/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
[13] Văn bản số 420/CAT-PC06 ngày 02/3/2023 của Công an tỉnh.
[14] Ngày 20/4/2000 được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho huyện Đạ Tẻh (Nguồn sách: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lâm Đông; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng năm 2005).
[15] Quyết định số 37/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
[16] 18 xã: Mađaguôi, Hà Lâm mới, Đạ Oai mới, Bà Gia mới, Quảng Ngãi, Nam Ninh, Đức Phổ, Tiên Hoàng, Gia Viễn, Phước Cát 2, Đồng Nai Thượng, Đạ Lây, Mỹ Đức, Quảng Trị mới, An Nhơn, Đạ Kho, Đạ Pal, Quốc Oai.
[17] 05 thị trấn: Mađaguôi, Đạ M’ri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phước Cát.
[18] 1. Phòng Nội vụ; 2. Phòng Tư pháp; 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch; 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường; 5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; 6. Phòng Văn hóa và Thông tin; 7. Phòng Giáo dục và Đào tạo; 8. Phòng Y tế; 9. Thanh tra; 10. Văn phòng HĐND & UBND; 11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 12. Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
[19] Gồm: 1. Trung tâm Nông nghiệp; 2. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên; 4. Ban Quản lý Rừng Nam Huoai và 5. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng.
[20] Gồm: 1. Trung tâm Nông nghiệp; 2. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; 3. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục Thường xuyên, 4. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Công trình công cộng và 5. Ban quản lý chợ Đạ Tẻh.
[21] Gồm: 1. Trung tâm Nông nghiệp; 2. Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; 3. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục Thường xuyên và 4. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Công trình công cộng.
[22] Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị quyết 35/2023/NQ-UBTVQH15.
[23] Gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND&UBND; Kinh tế và Hạ tầng; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.