Công văn về thủ tục hồ sơ để xét hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
Số hiệu | 832/CV-TCCB |
Ngày ban hành | 26/10/1995 |
Ngày có hiệu lực | 26/10/1995 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 832/CV-TCCB |
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 1995 |
CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 832/CV-TCCB NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 1995 VỀ THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỂ XÉT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Kính gửi đồng chí: |
- Thủ trưởng Vụ, Cục... thuộc NHNNTW |
Ngân hàng Nhà nước Trung ương sao gửi Công văn số 206/BHXH ngày 19/9/1995 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về hướng dẫn thủ tục hồ sơ để xét hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội để các đơn vị thực hiện. Ngân hàng Nhà nước xin lưu ý một số điểm:
1- Đối với người lao động:
Người lao động muốn được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội phải có đủ giấy tờ, hồ sơ quy định đối với từng chế độ nộp cho cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động.
2- Đối với cơ quan, đơn vị người sử dụng lao động:
- Cơ quan, đơn vị người sử dụng lao động có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở người lao động nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Căn cứ vào hồ sơ quy định của từng chế độ, hàng quý lập bảng tổng hợp các ngày nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội cho từng chế độ như: Bản thân ốm, con ốm, kế hoạch hoá dân số, thai sản để thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Cần tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức cán bộ và bộ phận kế toán để tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, theo dõi việc nộp và danh sách đã nộp bảo hiểm xã hội của từng cán bộ.
- Cơ quan đơn vị, doanh nghiệp khi có người về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội lập đủ hồ sơ của người về nghỉ, chuyền đến bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố hai tập. Cơ quan bảo hiểm xã hội không nhận hồ sơ của người hưởng chính sách trực tiếp đem đến.
- Kể từ ngày 1/7/1995 nếu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa nộp đủ 20% quỹ tiền lương cho cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam thì cơ quan bảo hiểm chưa tiếp nhận hồ sơ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị nào còn vướng mắc đề nghị phản ánh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tổ chức, cán bộ và đào tạo) để nghiên cứu giải quyết.
|
|
CÔNG VĂN
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM SỐ 206/BHXHVN NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN VỀ THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỂ XÉT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ vào Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và điều 45 Điều lệ bảo hiểm xã hội của Nghị định nói trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn về thủ tục hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Hồ sơ chế độ trợ cấp ốm đau; hồ sơ chế độ trợ cấp thai sản, hồ sơ chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hồ sơ chế độ hưu trí và hồ sơ chế độ tử tuất (dưới đây gọi chung hồ sơ bảo hiểm xã hội) là những văn bản quy định để xét hưởng từng chế độ bảo hiểm xã hội, được lập theo thủ tục hành chính Nhà nước.
Hồ sơ bảo hiểm xã hội phản ánh đúng, đầy đủ chế độ của người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Việc lập hồ sơ là chứng minh những điều kiện để hưởng chế độ. Do đó, khi lập hồ sơ cần thể hiện đầy đủ, chính xác các yếu tố có liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và quyền lợi của người tham gia bảo hiển xã hội, làm căn cứ để xét hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước.
II- HỒ SƠ HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI:
A- HỒ SƠ HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU, TRỢ CẤP THAI SẢN:
1- Hồ sơ hưởng trợ cấp ốm đau:
- Giấy khám bệnh và điều trị của các cơ sở y tế theo tuyến đã đăng ký theo chế độ bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1, điều 142 Bộ luật lao động hoặc giấy khám bệnh và điều trị của tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định. Trường hợp con ốm có giấy xác nhận của y tế xã, phường, giấy khám bệnh và điều trị hoặc giấy nhập viện, ra viện (nếu phải điều trị tại bệnh viện) của tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định mà bố hoặc mẹ phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm (theo điều 8 Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ).
- Người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dài ngày phải có: giấy nhập viện, giấy ra viện, có phiều hội chẩn của bệnh việc xác định mắc các bệnh cần nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày theo đúng danh mục bệnh ban hành tại Thông tư số 33/TT-LB ngày 25/6/1987 của Liên Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số phải có giấy xác nhận đã áp dụng biện pháp kế hoạch hoá dân số của cơ sở y tế theo quy định của Bộ Y tế.
2- Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thai sản
- Phiếu khám thai, giấy xác nhận người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường hoặc sẩy thai của cơ sở y tế theo quy định của Bộ Y tế.
- Giấy chứng sinh bản sao kể cả trường hợp người lao động nuôi con sơ sinh theo quy định của pháp luật, hoặc giấy khai sinh.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con bị chết phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc của cơ sở y tế, nếu đã khai sinh thì phải có giấy chứng tử.
3- Trách nhiệm lập hồ sơ và quyền hạn giải quyết.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (dưới đây gọi chung là người sử dụng lao động) căn cứ vào hồ sơ quy định của từng chế độ, hàng quý lập bảng tổng hợp các ngày nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội cho từng chế độ như: bản thân ốm, nghỉ trông con ốm, nghỉ kế hoạch hoá dân số, nghỉ thai sản để thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
B- HỒ SƠ HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP, HƯU TRÍ, TỬ TUẤT.
1- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
a) Hồ sơ tai nạn lao động
- Công văn của người sử dụng lao động đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
- Biên bản xác định tai nạn lao động (bản chính) theo mẫu quy định hiện hành.
- Giấy nhập viện và ra viện.
- Biên bản giám định y khoa.
- Quyết định của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (có mẫu kèm theo).
Trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ cho người bị tai nạn lao động theo khoản 3 Điều 107 của Bộ luật lao động.
b) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
- Công văn của người sử dụng lao động đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản xác định môi trường lao động có yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp của cấp có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Giấy nhập viện và ra viện
- Biên bản giám định y khoa
- Quyết định của Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (có mẫu kèm theo).
2- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí.
a) Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
Người lao động, kể cả cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang bao gồm quân nhân, công an nhân dân hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, hồ sơ gồm có: Bản quyết định của người sử dụng lao động về việc giải quyết chế độ hưu trí có kê khai chi tiết những nội dung liên quan đến quá trình làm việc có đóng bảo hiểm xã hội và tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân.
Đối với các trường hợp thuộc diện phải giám định y khoa theo quy định tại điểm 2, điểm 3 Điều 26 Điều lệ bảo hiểm xã hội, hồ sơ về hưu có kèm theo biên bản giám định y khoa.
Đối với trường hợp không có hồ sơ gốc phải có các chứng nhận xác minh thời gian công tác của các cơ quan quản lý người lao động.
b) Hồ sơ của người chờ đến tuổi hưởng lương hưu hàng tháng.
- Đơn tự nguyện có xác nhận của công đoàn và của người sử dụng lao động.
- Bản quyết định (tương tự như đối với người về hưu).
c) Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần.
Người hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 28 Điều lệ bảo hiểm xã hội hồ sơ gồm có:
- Đơn tự nguyện có xác nhận của người sử dụng lao động.
- Bản quyết định (tương tự như đối với người về hưu).
3- Hồ sơ chế độ tử tuất
a) Hồ sơ tiền tuất hàng tháng gồm có:
- Công văn của người sử dụng lao động hoặc đơn của gia đình có xác nhận của chính quyền cơ sở (nếu là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng) đề nghị giải quyết chế độ tử tuất.
- Giấy báo tử hoặc chứng nhận từ trần.
- Biên bản bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể cả trường hợp chết trong thời gian điều trị lần đầu.
- Bản khai quá trình làm việc có đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chết. Nếu người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiển xã hội hàng tháng chết thì thay bản khai bằng hồ sơ do bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đang quản lý.
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về các thân nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc về hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn thuộc diện cứu đói thường xuyên của địa phương.
- Quyết định của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố về việc giải quyết chế độ tiền tuất hàng tháng.
b) Hồ sơ tiền tuất một lần: Quy định như đối với hồ sơ tiền tuất hàng tháng trừ tờ khai hoàn cảnh gia đình.
III- NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1- Người sử dụng lao động lập đầy đủ hồ sơ cụ thể cho từng chế độ theo quy định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung ghi trong hồ sơ.
2- Cơ sở pháp lý khi lập hồ sơ phải căn cứ vào sổ Bảo hiểm xã hội, lý lịch hoặc bản hợp đồng của người lao động, của quân nhân, công an nhân dân kê khai từ khi bắt đầu vào làm việc hoặc nhập ngũ và những hồ sơ đã được người sử dụng lao động quản lý trực tiếp xác nhận.
Đối với người có thời gian làm việc thuộc khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995 trở về trước, ngoài hồ sơ theo quy định cụ thể cho từng chế độ phải kèm theo tờ khai cấp sổ Bảo hiểm xã hội, nếu tờ khai cấp sổ chưa được Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố thẩm định thì yêu cầu người sử dụng lao động phải kèm theo lý lịch gốc và những hồ sơ gốc khác của người lao động có liên quan đến tuổi đời, thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội, địa bàn làm việc, tính chất công việc, tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, thân nhân của người lao động để làm căn cứ xét hưởng chế độ theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp trong lý lịch khai chưa rõ về điều kiện nào đó hoặc không có lý lịch gốc do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, yêu cầu người sử dụng lao động phải làm rõ các điều kiện đã được quy định trong các văn bản của Nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những xác nhận đó. Đồng thời gửi kèm các giấy tờ có liên quan như: Giấy khai sinh, lý lịch Đảng, lý lịch Đoàn, sổ công đoàn, sổ lao động, lý lịch quân nhân, về địa phương nơi người đó khai sinh ra hoặc đơn vị mà người đó đã làm việc để xác nhận làm căn cứ xét hưởng bảo hiểm xã hội.
3- Văn bản quyết định cho người lao động, quân nhân, công an nhân dân về hưu do thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng lao động ký và có chữ ký của người hưởng chế độ, xác nhận của cán bộ Bảo hiểm xã hội thẩm định hồ sơ và của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (kèm chữ ký phải ghi rõ họ tên người ký).
Tiền lương để làm căn cứ tính lương hưu là các mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, căn cứ vào quyết định xếp lương hoặc nâng bậc lương đối với người hưởng lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
Nếu không có các quyết định xếp lương hoặc nâng bậc lương kèm theo hồ sơ để xét duyệt hoặc không có danh sách ghi ở sổ lương, thì người sử dụng lao động phải có những văn cứ pháp lý đảm bảo thay thế các quyết định trên để chứng minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Riêng đối với các mức tiền lương theo chế độ tiền lương mới tại quyết định số 35/NQ-UBTVQHK9 ngày 23/5/1993; Quyết định số 69/QĐ-TW ngày 17/5/1993 và Nghị định số 25/CP; 26/CP ngày 23/5/1993 do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quyết định phải đúng với các thoả thuận của Liên bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ đối với các Bộ, ngành, địa phương.
Đối với những người đóng bảo hiểm xã hội không theo các thang bảng lương do Nhà nước quy định thì căn cứ vào tiền lương trong Hợp đồng lao động.
4- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào chưa đóng đúng đủ, hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì không lập hồ sơ để giải quyết chế độ khi người lao động nghỉ việc, hoặc chưa lập đầy đủ các thủ tục hồ sơ theo quy định thì bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chưa tiếp nhận hồ sơ để xét duyệt hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
5- Các biểu mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất thực hiện theo Quyết định số 215/QĐ ngày 31/3/1994 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hành, quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước. Giấy chứng nhận hưu trí, giấy chứng nhận người hưởng trợ cấp tuất, giấy chứng nhận thương tật tai nạn lao động và giấy chứng nhận bệnh nghề nghiệp tạm thời vẫn sử dụng cá mẫu trước đây do Bộ Lao động - Thương minh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý cho đến khi bảo hiểm xã hội Việt nam ban hành mẫu mới.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Cơ quan, đơn vị doanh nghiệp khi có người về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội lập đủ hồ sơ của người về nghỉ, chuyển đến bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố hai tập. Cơ quan bảo hiểm xã hội không nhận hồ sơ của người hưởng chính sách trực tiếp đem đến.
Để tạo điều kiện cho cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra thẩm định và giải quyết nhanh gọn thuận lợi, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần có kế hoạch và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội trước khi chuyển hồ sơ. Trường hợp mắc míu về thủ tục hồ sơ cần trao đổi trước với cơ quan Bảo hiểm xã hội để hướng dẫn cụ thể
2 - Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có nhiệm vụ:
2.1 - Tiếp nhận hồ sơ do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuyển đến, để giải quyết theo đúng các quy định cụ thể cho từng chế độ bảo hiểm xã hội, nếu có trường hợp vướng mắc ngoài quy định thì phải có ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nếu cơ quan, đơn vị doanh nghiệp nào chưa nộp đủ 20% tiền đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày 1/7/1995 trở đi do cơ quan bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt nam xác nhận thì chưa tiếp nhận hồ sơ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
2.2 - Đối chiếu với lý lịch gốc và những văn bản gốc của người lao động có kiên quan đến tuối đời, thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội, tính chất công việc, địa bàn làm việc, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và thân nhân của người lao động để làm căn cứ xác nhận đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý để đối chiếu, kiểm tra theo các điều kiện theo các điều kiện quy định là phải căn cứ vào các văn bản có đủ căn cứ pháp lý.
2.3 - Việc xác nhận đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm nhanh gọn, thuận lợi không gây phiền hà cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có người về nghỉ. Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung xác nhận hồ sơ, phải ký và ghi rõ họ tên để làm căn cứ cho Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố xác nhận chính thức (ký tên, đóng dấu)
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố không được phân cấp xác nhận đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội cho Bảo hiểm xã hội quận, huyện.
2.4 - Cấp giấy chứng nhận cho người lao động theo quy định của từng chế độ bảo hiểm xã hội và lập các thủ tục để trả lương hưu, trợ cấp cho người lao động đúng quy định cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2.5 - Sau khi đã được xác nhận, nếu có phát sinh các trường hợp như: điều chỉnh lại lương, điều chỉnh lại thời gian công tác, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố không được giải quyết, phải báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Hội đồng quản lý xin chủ trương giải quyết.
2.6 - Mở sổ đăng ký để quản lý, theo dõi người nghỉ việc chờ để hưởng lương hưu hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời.
2.7 - Giới thiệu người bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đi giám định y khoa theo quy định tại Điều 16, Điều 21 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
2.8 - Sau khi xác nhận, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố lưu và gửi hồ sơ các đối tượng hưởng thường xuyên kèm theo danh sách từng chế độ (mẫu dính kèm) về Bảo hiểm xã hội Việt Nam ba tháng một lần vào tháng đầu của quý sau. Riêng hồ sơ hưởng một lần lưu ở tỉnh, thành phố để quản lý.
2.9 - Tiếp nhận đơn thư khiếu nại của người đang hưởng bảo hiểm xã hội, giải quyết theo quy định.
2.10 - Hồ sơ các đối tượng hưởng thường xuyên chế độ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nhận kể từ ngày 1/10/1995 trở đi do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý số sổ, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chỉ sử dụng số sổ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp và gửi hồ sơ về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thẩm định theo quy định nói trên.
3 - Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ.
3.1 - Quản lý số sổ và phát hành số sổ các loại hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thường xuyên (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp).
3.2 - Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định lại việc xác nhận đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để thông báo giải quyết chính thức chế độ cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
3.3 - Tiếp nhận quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng, do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chuyển lên.
3.4 - Giải quyết các vướng mắc có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội của các ngành, các địa phương và Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ảnh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để nghiên cứu giải quyết.
|
|
Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số................./QĐ Số sổ BHXH:
......., ngày....... tháng...... năm 199
QUYẾT ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI.................VỀ VIỆC TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG HOẶC BỆNH NGHỀ NGHIỆP HÀNG THÁNG
- Căn cứ Quyết định số...................QĐ/TC-CB ngày....../....../........ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố;
- Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 12/CP ngày 26/1/1995 ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội;
- Căn cứ biên bản giám định khả năng lao động số.............của Hội đồng giám định y khoa..................., công văn số..................của..............và hồ sơ của ông (bà).
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ông (bà)............................................năm sinh:............................
Chức vụ............................................................cấp bậc:..................................
Cơ quan, đơn vị...............................................................................................
Bị tai nạn lao động hoặc xác định mắc bệnh nghề nghiệp ngày.......................
Mức độ suy giảm khả năng lao động..........................................%
Được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày......................................................
Điều 2: Ông (bà).............................................được hưởng như sau:
a/ Trợ cấp hàng tháng bằng................................. = .........................................
........................................................................... = .........................................
........................................................................... = .........................................
(bằng chữ.........................................................................................................)
b/ Nhận trợ cấp tại...............................................................................................
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng chức năng và ông (bà) có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Giám đốc bảo hiểm xã hội
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như điều 3
- Lưu
Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số................./QĐ Số sổ BHXH:
......., ngày....... tháng...... năm 199
QUYẾT ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI.................VỀ VIỆC TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG HOẶC BỆNH NGHỀ NGHIỆP MỘT LẦN
- Căn cứ Quyết định số...................QĐ/TC-CB ngày....../....../........ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố;
- Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 12/CP ngày 26/1/1995 ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội;
- Căn cứ biên bản giám định khả năng lao động số.............của Hội đồng giám định y khoa..................., công văn số..................của..............và hồ sơ của ông (bà).
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ông (bà)............................................năm sinh:..............................
Chức vụ............................................................cấp bậc:...............................
Cơ quan, đơn vị............................................................................................
Bị tai nạn lao động hoặc xác định mắc bệnh nghề nghiệp ngày.....................
Mức độ suy giảm khả năng lao động..........................................%
Được hưởng trợ cấp một lần..........................................................
Điều 2: Ông (bà).............................................được hưởng như sau:
a/ Trợ cấp hàng tháng bằng................................. = ......................................
........................................................................... = .......................................
........................................................................... = .......................................
(bằng chữ.......................................................................................................)
b/ Nhận trợ cấp tại..........................................................................................
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng chức năng và ông (bà) có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Giám đốc bảo hiểm xã hội
Nơinhận: (Ký tên, đóng dấu)
- Như điều 3
- Lưu
Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH HƯỞNG CHẾ ĐỘ...........................................
Số TT |
Sổ số |
Họ và Tên |
Ngày sinh |
Cơ quan đơn vị |
Tổng số thời gian đóng bảo hiểm xã hội |
Tiền lương để tính lương hưu |
Tỷ lệ % được hưởng |
Lương hưu (hoặc trợ cấp BHXH) hàng tháng |
Ghi chú | |
|
|
|
Nam |
Nữ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày..............tháng...........năm 199.......
Giám đốc Bảo hiểm xã hội