Công văn 912/LĐTBXH-BĐG về hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 912/LĐTBXH-BĐG
Ngày ban hành 16/03/2023
Ngày có hiệu lực 16/03/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hà
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 912/LĐTBXH-BĐG
V/v hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

Nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Bình đẳng giới (BĐG), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, các chương trình, đề án thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong lĩnh vực bình đẳng giới tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là bộ, ngành, địa phương) chỉ đạo các đơn vị chức năng, Sở LĐTBXH phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bình đẳng giới trong năm 2023 như sau:

1. Nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn thiện Luật BĐG và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, khả thi, hiệu quả.

- Lồng ghép vấn đề bình đng giới trong xây dựng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

2. Triển khai, thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 và các chương trình, đề án có liên quan

- Đẩy mạnh việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 tại bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, đối với các bộ, ngành, cơ quan được giao nhiệm vụ cụ thể trong chiến lược và các chương trình nêu trên cần rà soát, đánh giá kết quả thực hiện của giai đoạn 2021-2023, dự báo khả năng, kết quả thực hiện đến năm 2025 đ có các giải pháp phù hợp đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

- Tiếp tục rà soát, đánh giá các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã và đang được triển khai đ nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình ở những địa bàn, lĩnh vực còn tình trạng bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ xảy ra bạo lực trên cơ sở giới. Chủ động bố trí kinh phí, khuyến khích huy động các nguồn lực để duy trì và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả.

- Bám sát các văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, cụ thể:

+ Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025: Căn cứ Quyết định số 953/QĐ-LĐTBXH ngày 12/10/20221, Quyết định 1388/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội2 và các văn bản có liên quan.

+ Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025: Căn cứ Quyết định số 757/QĐ-LĐTBXH ngày 18/8/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội3; văn bản số 1298/LĐTBXH-VPGN ngày 26/4/2022, văn bản số 3860/LĐTBXH-BĐG ngày 29/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung số 6 thuộc nội dung thành phần số 8 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các văn bản có liên quan.

+ Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025: thực hiện theo Hướng dẫn số 04/HD-ĐCT ngày 28/7/2022 của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hướng dẫn triển khai Dự án 8 và các văn bản có liên quan.

- Đối với các chương trình, đề án khác có nội dung liên quan đến công tác bình đẳng giới, đề nghị các bộ, ngành, cơ quan được phân công chủ trì, phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình, đề án đảm bảo đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra góp phần thực hiện đạt các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

- Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và chương trình, đề án thúc đẩy bình đng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới có liên quan; các vấn đề về bình đẳng giới trong các lĩnh vực mới như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, vận động việc lập ngân sách có trách nhiệm giới,... Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới của Việt Nam.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của bộ, ngành, địa phương.

- Tích cực xây dựng, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng địa bàn, đối tượng cụ thể; thu hút sự tham gia của nam giới, trẻ em trai trong các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới; đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới; khuyến khích phát triển, xuất bản các sản phẩm truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số; tăng cường ứng dụng, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông trên nền tảng số.

4. Bố trí kinh phí triển khai các hoạt động về bình đẳng giới

- Xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả các hoạt động, nhiệm vụ về bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là trong các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực hợp pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để tăng tính bền vững, hiệu quả trong thực hiện công tác bình đẳng giới.

5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới

- Tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo và triển khai công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, trong đó chú trọng công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng, triển khai và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án,... cho cán bộ phụ trách công tác pháp chế và xây dựng chính sách, pháp luật. Tập hun kiến thức về giới, bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ thanh tra, tư pháp, cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới và thành viên Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của các bộ, ngành, địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn giảng viên nguồn về giới cấp tỉnh đ chủ động triển khai công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu của địa phương.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về bình đẳng giới; kịp thời xác minh, báo cáo những vấn đề, vụ việc liên quan đến công tác bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đphối hợp giải quyết.

- Khuyến khích thí điểm xây dựng và vận hành các sáng kiến, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác bình đẳng giới, đảm bảo chất lượng và thời hạn của báo cáo theo yêu cầu.

- Khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ