Công văn 907/LĐLĐ năm 2024 hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đóng và phân phối kinh phí công đoàn do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 907/LĐLĐ
Ngày ban hành 21/10/2024
Ngày có hiệu lực 21/10/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Người ký Lê Đình Hùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 907/LĐLĐ
V/v hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đóng và phân phối kinh phí công đoàn

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2024

 

Kính gửi:

- Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã;
- Công đoàn ngành; CĐ các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
- Lãnh đạo, Ban giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012;

- Căn cứ Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;

- Căn cứ Quyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn;

- Căn cứ Quy chế phối hợp giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trong những năm qua, công tác tài chính công đoàn đã góp phần tích cực trong việc phục vụ hoạt động của tổ chức công đoàn. Tài chính công đoàn dành nguồn lực chủ yếu để chi tại công đoàn cơ sở; tập trung chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động nhằm xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần tích cực trong việc thực hiện chăm lo cho người lao động và đồng hành cùng doanh nghiệp.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tài chính công đoàn theo quy định của Luật công đoàn, Nghị định 191/NĐ-CP, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hướng dẫn các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã; công đoàn ngành; công đoàn các khu công nghiệp và khu chế xuất; công đoàn Tổng công ty (sau đây gọi tắt là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở) và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội một số nội dung cơ bản về việc thực hiện đóng kinh phí công đoàn và phân phối nguồn thu kinh phí công đoàn như sau:

I. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn: (theo khoản 3,4,5,6 Điều 4, Nghị định 191/2013/NĐ-CP).

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

II. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn (theo Điều 5, Nghị định 191/2013/NĐ-CP):

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

III. Phương thức đóng kinh phí công đoàn (theo khoản 2, 3 Điều 6, Nghị định 191/2013/NĐ-CP):

1. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

2. Tổ chức, doanh nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

3. Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực SXKD thực hiện nộp kinh phí công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại các ngân hàng, cụ thể như sau:

Tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại ngân hàng Vietinbank

Tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại ngân hàng Agribank

Tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại ngân hàng BIDV

- Tên đơn vị hưởng: Công đoàn Việt Nam

- Số Tài khoản: 1TLĐ Mã số thuế của đơn vị

- Tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Tên đơn vị hưởng: Công đoàn Việt Nam

- Số Tài khoản: 1400 288 668 989

- Tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

- Tên đơn vị hưởng: Công đoàn Việt Nam

- Số Tài khoản: V2TT Mã số thuế của đơn vị

- Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trước khi tiến hành nộp kinh phí công đoàn theo phương thức này, đơn vị liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được phân cấp thu (đối với nơi đã thành lập tổ chức công đoàn) hoặc Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động (đối với nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn) để được hướng dẫn, kê khai vào phần mềm.

IV. Nguồn đóng kinh phí công đoàn (theo khoản 3, Điều 7, Nghị định 191/2013/NĐ-CP):

Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

V. Phân cấp thu và phân phối nguồn thu kinh phí công đoàn

1. Phân cấp thu kinh phí công đoàn

Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở liên hệ với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để được hướng dẫn đóng kinh phí công đoàn (có danh sách kèm theo).

Doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn: liên hệ với Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động để được hướng dẫn đóng kinh phí công đoàn.

2. Phân phối nguồn thu

[...]